Kiến thức tổng hợp

Chương 3. Thực hiện hợp âm ở thể trực ( thể gốc ) trong kỹ thuật hòa âm

  • Jan 13.2024
  • Đăng bởi Admin
Chương 3. Thực hiện hợp âm ở thể trực ( thể gốc ) trong kỹ thuật hòa âm

Chương III. THỰC HIỆN HỢP ÂM Ở THỂ TRỰC ( THỂ GỐC ) TRONG HÒA ÂM.

I. Qua các bài chia sẻ về hòa âm ở chương I và chương II chúng ta đã hiểu tên và vai trò của các hợp âm thuận cũng như tính chất khác nhau của chúng. Hôm nay, trong bài chia sẻ tiếp theo về kỹ thuật hòa âm trong âm nhạc và sáng tác âm nhạc, Sheetcenter.com xin được đi vào chương trình chính thức của hòa âm này. Tất cả những nội dung trong phần hòa âm này chỉ mang tính chất tham khảo, trong âm nhạc có rất nhiều cách hòa âm cũng như có rất nhiều các thể loại âm nhạc khác nhau. Mỗi thể loại thường sẽ có cách hòa âm mang tính riêng. Còn trong những bài chia sẻ này chỉ mang tính cơ bản theo lối hòa âm cổ điển.

II. Đầu tiên trong chương này chúng ta sẽ đi tìm định nghĩa của "quãng". 

CHúng ta biết rằng quãng chính là khoảng cách từ note này đến một note nào đó gọi là quãng.Ví dụ quãng1, quãng 2,3,4,5....

Có 2 loại quãng đó là : Quãng " đơn điệu " và quãng " Hòa điệu".

1. Quãng đơn điệu là quãng được tạo ra âm thanh một cách kế tiếp nhau.

Ví dụ: 

2. Quãng " hòa điệu " là quãng được tạo ra khi nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc.

Ví dụ:

III. Chúng ta cũng biết răng, Hòa âm bắt nguồn từ giọng hát, bởi vậy chúng ta chỉ xét cách thực hiện các hòa âm ( hợp âm ) cho những bè để hát. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết 4 bè , phù hợp với 4 giọng hát sau đây theo thứ tự từ giọng thấp đến giọng cao:

  • -  Giọng trầm Nam ( Basse)
  • Giọng cao Nam ( Ténor)
  • Giọng trầm Nữ ( Contralto )
  • Giọng cao Nữ ( Soprando )

Dưới đây là một hợp âm trong đó chúng ta chia các note cấu tạo ra hợp âm thành 4 giọng nêu trên:

   

Nhìn vào ví dụ trên ta được: 

  • Sol - Soprano
  • Ré - Contralto
  • Si - Ténor
  • Sol dưới khóa Fa - Basse

Khi soạn hòa âm chúng ta phải hiểu âm vực của mỗi giọng để không gây khó khăn cho người hát.

  GIỌNG NAM GỒM:

 

BASSE

GIỌNG NAM

TÉNOR

 

 

 

  CONTRALTO                                  

   GIỌNG NỮ

   

 

 

Dưới đây là bảng so sánh âm vực trung bình của 4 giọng:

Khi hòa âm cho một ca khúc , chúng ta nên giữ cho mỗi giọng hát nằm trong âm vực trung bình.

Dưới đây là một hợp âm xấu vì bè Ténor ( Do ) và bè Contralto (Fa) đã vượt quá âm vực trung bình.

Nhìn vào ví dụ trên ta thấy bè Ténor ( C ) và bè Contralto ( Fa ) đã vượt âm vực trung bình nên " xấu "

     Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau thực hiện hợp âm ở thể trực. Chúng ta chỉ tìm hiểu mỗi hợp âm riêng biệt và khổng kể hợp âm trước hoặc sau.Note căn bản ( note gốc ) vẫn ở bè trầm, các note khác sẽ tùy ý sắp xếp của chúng ta. Do đó ta sẽ thấy một hợp âm sẽ có nhiều thể khác nhau ( positions). Ví dụ chúng ta có hợp âm Cmajor sau:

 note C vẫn nằm ở bè trầm còn các note E và G tùy ý chúng ta sắp xếp

      Chúng ta nên phân biệt những thế khác nhau ( différentes positions ) của hợp âm với những thể đảo của hợp âm ấy ( renversements).

Hợp âm đảo là hợp âm khi mà note gốc không còn ở bè trầm. Còn nếu note gốc vẫn nằm ở bè trầm thì đó không gọi là hợp âm đảo mà chỉ là đổi thế của hợp âm mà thôi.

IV. CÓ 4 LOẠI " THẾ ":

1. Những thế đơn ( positions simples ) : là những thế trong đó chúng ta chỉ sắp xếp 3 note của hợp âm đồng thời không dùng một note nào 2 lần ( không lặp lại note trước đó)

Ví dụ:

2. Những thế có âm kép ( positions avec doublure ), chính là một note được lặp lại ở quãng 8 ( cao hay thấp ). 

Ví dụ: Trong hòa âm thuận, nếu hòa âm 4 giọng, ta phải âm kép một note .

3. Những thế có âm giảm ( positions avec suppression ). Nghĩa là trong vài trường hợp ta có thể bỏ bớt một note nào đó nếu nó không cần thiết, ta gọi đó là âm giảm ( note supprimée).

Ví dụ:

A- bỏ bớt note G

B - Bỏ bớt note A.

4. Những thế chéo bè (positions avec croisememt ) :

Như ta đã biết 4 giọng được sắp xếp theo thứ tự:

BASE     TENOR      CONTRALTO       SOPRANO

Nếu khi nào một trong những giọng ấy vượt quá giọng trên hoặc dưới thì ta có thể chéo bè:

Ví dụ:

V. Sau đây là một số quy tắc về những cách thực hiện hợp âm thuận.

QUY TẮC: Khoảng cách giữa 2 giọng kề nhau không bao giờ vượt quá quãng 8.ngoại trừ giữa 2 giọng thấp nhất là ( Ténor và Basse ). Nếu khoảng cách vượt quá quãng 8 thì các giọng đó sẽ không hòa hợp với nhau và hợp âm cũng sẽ từ đó mà mất đi tính chất đồng nhất ( Homogénéité ).

Ví dụ: 

                             

                     I                                                                                 II                                                                                    III

Nhìn vào ví dụ trên ta thấy: Hợp âm I và II là hợp âm xấu không nên dùng. vì khoảng cách giữa 2 bè cao nhất đã vượt quá quãng 8. Trái lại , hợp âm III rất tốt vì khoảng cách vượt quãng 8 lại nằm giữa 2 bè thấp nhất.

VI. Sau đây là những quy tắc về cách dùng hợp âm kép.

QUY TẮC: 

1. Theo nguyên tắc , ta có thể dùng âm kép trong hợp âm thuận ở thể trực, ví dụ âm kép note gốc là rất tốt.

2. Ngoài ra chúng ta nên biết rằng: Dùng note gốc làm note âm kép đồng cung chỉ có thể tạm được giữa Ténor và Basse, nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên tránh sử dụng nó khi mới bước chân vào công việc hòa âm.

Ví dụ:

3. Dưới đây là một vài ví dụ về việc dùng âm kép quãng 5 tốt.

4. Cuối cùng là âm kép quãng 3:

Những âm kép quãng 3 đều có thể dùng được, tuy nhiên âm kép quãng 3 của hợp âm trưởng có vẻ cứng nhắc  nên chúng ta nên tránh là hơn.

VII: Trong nguyên tắc thì chũng ta hoàn toàn có thể dùng âm kép của một hợp âm 3 note ở thể trực. Nhưng nếu chúng ta xét trên phương diện âm giai thì chắc chắn chúng ta sẽ bị gò bó trong một vài  quy tắc. Như ta đã biết rằng một hợp âm có thể thuộc về nhiều âm giai khác nhau.Vì vậy, một số âm kép có thể tốt theo nguyên tắc đã nêu ở trên sẽ trở nên rất tốt. nhưng tầm thường hoặc xấu tùy theo nó thuộc về âm giai nào.

CHÚNG TA NÊN GHI NHỚ NHỮNG QUY TẮC SAU ĐÂY:

1. Xét về phương diện âm giai chúng ta nên sử dụng âm kép ở các bậc.

  • Chủ âm ( bậc I ) - ( Tonic ) 
  • Âm át ( bậc V) - ( dominant ) 
  • Hạ át ( bậc IV ) - (Subdominant )

Ví dụ âm kép chủ âm:

I là cung C. II là cung G

Ví dụ âm kép Dominant:

I là cung C

II là cung D

III là cung E

Không nên sử dụng âm kép ở bậc VII. Ví dụ:

Như vậy, chúng ta thấy rằng, một hợp âm phụ thuộc rất nhiều vào âm giai của nó. Khi hòa âm một câu hát có sẵn hoặc một bè trầm có sẵn chúng ta phải luôn luôn chú ý đến âm giai chính của bài.

Giờ ta hãy xem xét hợp âm sau đây:

Trong một số ít trường hợp và rất đặc biệt chúng ta có thể sử dụng âm kép trên bậc VII và trong trường hợp ấy không phải hợp âm bậc V.

Ví dụ: Hợp âm bậc III của âm giai C.

Vậy là chúng ta vừa nghiên cứu xong những quy tắc về các thế và âm kép trong hòa âm.Ở chương tiếp theo Sheetcenter sẽ chia sẻ cùng các bạn âm giảm và chéo bè trong hòa âm.

Trong chương III này chúng ta chỉ cần ghi nhớ các nội dung sau:

1. Khoảng cách giữa 2 giọng kế cận ( liền kề ) không được vượt quá quãng 8. Ngoài trừ giữa 2 giọng thấp nhất.

2. Nên sử dụng âm kép note ở bậc I,IV,V.

3. Không sử dụng âm kép ở bậc VII của âm giai.

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG ! HẸN GẶP LẠI BẠN Ở CHƯƠNG TIẾP THEO .