Kiến thức tổng hợp

Kỹ thuật hoà âm trong âm nhạc - chương IV: Xây dựng hợp âm thuận ( tiếp theo )

  • Jan 18.2024
  • Đăng bởi Admin
Kỹ thuật hoà âm trong âm nhạc - chương IV: Xây dựng hợp âm thuận ( tiếp theo )

KỸ THUẬT HOÀ ÂM TRONG SÁNG TÁC VÀ BIỂU DIỄN – CHƯƠNG IV.XÂY DỰNG HỢP ÂM THUẬN ( TIẾP THEO ).

            Ở chương III chúng ta đã nghiên một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng hợp âm 3 note ở thể gốc. Hôm nay, ở chương IV này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về Hợp âm thuận như các quy tắc về hợp âm giảm, hợp âm chéo bè.

  1. Những quy tắc chung về hợp âm giảm và hợp âm chéo bè. 

QUY TẮC: Khi ta thực hiện hợp âm 3 note ở thể gốc, chúng ta không nên bỏ bớt note gốc, vì note gốc phải nằm ở bè trầm ( bè bass) để xác định âm ( cung) của hợp âm.sau này khi học về các thể đảo của hợp âm 3 note chúng ta mới nghiên cứu về cách giảm bớt note gốc.

  1. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào học về âm giảm ở note bậc V và bậc III.
  1. Ví dụ giảm bớt âm bạc V của hợp âm: TỐT.

Tất cả các hợp âm trên đây đều tốt, tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng – “một hợp âm đầy đủ bao giờ cũng tốt hơn” một hợp âm có âm thiếu note.

  1. Âm giảm bớt note ở quãng 3. 
  • Không nên giảm bớt âm ở note quãng 3 vì note ở quãng 3 rất cần thiết để xác định hợp âm đó là hợp âm trưởng hay thứ.Nếu bỏ bớt note ở quãng 3 của một hợp âm nào đó thì chúng ta sẽ có một hợp âm thiếu sót và sẽ gây cho người khác sự hiểu lầm trong khi phân tích.

Hợp âm sau đây là hợp âm mà chúng ta đã giảm bớt note ở quãng 3. Nhìn vào hợp âm chúng ta không thể xác định được đó là hợp âm trưởng hay hợp âm thứ.

Có thể là hợp âm trưởng:

  

Hoặc cũng có thể là hợp âm thứ: 

Thật tai hại khi chúng ta sử dụng một hợp âm để cho người khác có thể hiểu làm như vậy.

  1. Khi mới bước chân vào lĩnh vực HOÀ ÂM , chúng ta không nên sử dụng chéo bè.

Ví dụ phía dưới là những ví dụ về hoà âm chéo bè mà chúng ta chưa nên dùng vì còn sớm quá.

Ở chương III và chương IV này chúng ta đã tìm hiểu về những quy tắc và thế của một hợp âm. Ở 2 chương này chúng ta phải ghi nhớ những kiến thức sau:

  1. Khoảng cách giữa 2 giọng kế cận nhau không được lớn hơn quãng 8, ngoại trừ giữa 2 giọng Tenor và Basse.
  2. Nên sử dụng âm kép ở note bậc I – V – và IV.
  3. Không nên âm kép ở bậc VII.
  4. Không được giảm bớt âm ở bậc 3.
  5. Chưa nên sử dụng kỹ thuật chéo bè.
  1. BÀI TẬP ỨNG DỤNG:
  1. Hãy viết trên 2 khoá nhạc ( khoá Sol và khoá Fa) 7 thế của mỗi hợp âm sau đây:

  1. Hãy cho biết các hợp âm dưới đây có hợp âm nào xấu không ?.

  1. Hãy cho biết những âm kép sau đây tốt hay xấu?.

Như vây qua 2 chương III và IV chúng ta đã hiểu về cách thực hiện cũng như quy tắc về hoà âm của những hợp âm 3 note thuộc thể gốc rồi phải không nào. Chúng ta cũng đã hiểu những cách hoà âm nên và không nên ở hợp âm thuận khi hoà âm. Ở chương tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những quy tắc về chuyển động ĐƠN ĐIỆU VÀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC HỢP ÂM trong hợp âm thuận.

Cám ơn bạn đã luôn đồng hành cùng SHEETCENTER, Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Trân trọng !!!