Kiến thức tổng hợp

Kỹ thuật hòa âm trong âm nhạc sáng tác và biểu diễn. Chương I.

  • Jan 09.2024
  • Đăng bởi Admin
Kỹ thuật hòa âm trong âm nhạc sáng tác và biểu diễn. Chương I.

KỸ THUẬT HÒA ÂM TRONG ÂM NHẠC SÁNG TÁC VÀ BIỂU DIỄN.

Lời mở đầu.

            Âm nhạc là nghệ thuật và là khoa học về âm thanh. Và tính cách của khoa học của âm nhạc là do hòa âm mang lại, vì những quy luật của hòa âm đã được ấn định theo liên hệ giữa các âm thanh với nhau. Chúng ta có thể nói rằng hòa âm là căn bản để cho âm nhạc có nền tảng quỹ thuật vững chắc, cho nên ở các viện âm nhạc phương tây bất cứ bạn muốn học chuyên về môn nào, ví dụ môn nhạc lý, môn Dương Cầm, hoặc môn bình ca.vv...thì các trường âm nhạc đó đều bắt buộc bạn phải học hòa âm. Bởi chỉ khi nào bạn biết và hiểu về hòa âm bạn mới hiểu môn bạn đang theo học một cách rõ ràng hơn. Đây là những môn âm nhạc thưởng thức bạn còn phải học hòa âm, huống chi là khi bạn muốn học sáng tác âm nhạc.

Ở Việt Nam có rất nhiều tài năng âm nhạc nhưng việc học kỹ thuật âm nhạc cho các nền tảng lại chưa thật sự xem trọng. Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng đọc xong một quyển sách dạy hòa âm là đã thực hiện được những những bài hòa âm hay là giỏi về kĩ năng hòa âm. Vấn đề trong nghệ thuật cần có nhiều thời gian tập luyện và thực hành.Và tất nhiên là phải dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì bạn mới vững vàng được.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều bộ sách viết về hòa âm. Và mỗi  quyển sách đều có cách trình bày theo phương pháp riêng của tác giả. Bạn có thể tìm hiểu trên các nền tảng internet. Còn đây, Sheetcenter sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp hòa âm cơ bạn để bạn tham khảo. Vì những vấn đề kiến thức liên quan đến hòa âm trong âm nhạc rất nhiều nên cho phép chúng tôi chia ra từng chương tương ứng với từng bài viết. Bạn có thể theo dõi trang web để có thể cập nhật các chương mới cũng như các kiến thức hay được chúng tôi chia sẻ miễn phí hàng ngày. Chúng tôim cũng rất xin lỗi nếu trong các bài viết có xuất hiện các mẫu quảng cáo. Nhưng đó là nguồn thu chủ yếu để chúng tôi duy trì và phát triển nền tảng nhằm phục vụ các bạn ngày càng tốt hơn. Nền tảng chúng tôi có hỗ trợ cả tiếng Anh cho những bạn chưa hiểu ngôn ngữ tiếng Việt Nam.

LƯU Ý: TẤT CẢ TÀI LIỆU CHÚNG TÔI CHIA SẺ ĐỀU ĐƯỢC CẬP NHẬT QUA SÁCH BÁO VÀ INTERNET VÀ ĐƯỢC CHÚNG TÔI BIÊN SOẠN LẠI VÀ CHIA SẺ MIỄN PHÍ TRÊN THƯ VIỆN. MỌI SAO CHÉP DƯỚI TẤT CẢ CÁC HÌNH THỨC VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI VÀ GHI RÕ NGUỒN "SHEETCENTER.COM". XIN CÁM ƠN.

PHẦN 1: HÒA ÂM THUẬN.

Chương I:

Hòa âm là gì ?

Hợp Âm là gì ?

*** Hòa Âm: chính là khoa học nghiên cứu về cách cấu tạo và liên kết các hợp âm với nhau.

*** Hợp âm:  Chính là sự sắp xếp các quãng 3 chồng lên nhau.

Ví dụ:

  • Sự kết kết hợp các note gốc với quãng 5 và quãng 3 cho ta một hợp âm 3 note.

Ví dụ:

 

  • Sự kết hợp với các note gốc với các quãng 3,5,7 cho ta một hợp âm 4 note.
  • Ví dụ:

  • Sự kết hợp với các note gốc với các quảng 3 – 5 – 7 – 9 cho ta một hợp âm 5 note.

Ví dụ:

  • Note gốc : là note thấp nhất ( trầm nhất ) của hợp âm ở thể gốc, Ở các ví dụ phía trên ta thấy note G (sol) chính là note gốc và ta có thể đổi vị trí các note trong hợp âm đó ta sẽ có các hợp âm đảo.


Ví dụ: Thể gốc 

           
Thể Đảo

          

Đến đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những mối liên hệ của các note đồng nhất và được quy định bằng các thuật ngữ như sau:

  • Thuận hoàn toàn
  • Thuận không hoàn toàn
  • Thuận hỗn hợp
  • Nghịch
  • Thuận hoàn toàn khi hai note liên kết với nhau một quãng 5 đúng, 8 đúng hoặc đồng cung.
  • Ví vụ:

  • Thuận không hoàn toàn: Khi hai note liên kết với nhau một quãng 3 và 6 ( trưởng hoặc thứ) .

Ví dụ:

  • Thuận hỗn hợp : khi hai note liên kết với nhau ( cách nhau) một quãng 4 đúng.

Ví dụ:

  • Nghịch: là khi hai note liên kết với nhau thành một quãng 2,7,9 ( trưởng hoặc thứ ).

Ví dụ:

  1. Vậy hợp âm thuận là gì ?: Hợp âm thuận là hợp âm khi mà các note được liên kết lại với note gốc trong mối liên hệ thuận hoàn toàn – thuận không hoàn toàn và thuận hỗn hợp.

Ví dụ:

2. Hợp âm nghịch là gì ? : Hợp âm nghịch là hợp âm khi 1 hay nhiều note tạo thành hợp âm được liên kết với note gốc trong mối liên hệ nghịch.

Ví dụ:

BÀI TẬP ÁP DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ BẠN THAM KHẢO:

I.Từ những note nhạc bên dưới hãy tạo thành các note liên kết:

  1. Thuận hoàn toàn.
  2. Thuận không hoàn toàn.
  3. Thuận hỗn hợp.
  4. Nghịch.

II. Hãy tìm note gốc trong những hợp âm sau dây và cho biết hợp âm đó ở thể gốc hay thể đảo: