Nhà soạn nhạc

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong một gia đình trung lưu, khá giả có cửa hiệu in sách. Bố là người có học thức, đã có những khuyến khích cho con trai của mình đi theo con đường nghệ thuật. Schumann bắt đầu sáng tác từ năm lên bẩy, có tài ngẫu hứng rất nhanh. Bên cạnh, khả năng văn học của Schumann cũng rất phát triển, Schumann biết làm thơ, viết kịch và nghiên cứu cả triết học cổ điển Hylạp.

Năm 1826 bố của Schumann mất, chiều theo ý của mẹ, Schumann đến Leipzig để học luật ở trường đại học tổng hợp, nhưng rồi vì quá đam mê với âm nhạc, cuối cùng Schumann cũng đã bỏ học luật đểđi theo con đường mà mình đã chọn đó là nghệ thuật âm nhạc.

ỞLeipzig, Schumann học đàn Piano với một người thầy nổi tiếng là F.Wieck. Chỉ trong một thời gian ngắn, giáo sư Wieck đã phải ngạc nhiên trước tài năng của Schumann. Với lòng đam mê nghệ thuật biễu diễn Piano, trong thời gian này Schumann đã nghĩ ra một cái máy để kéo dài các ngón tay của mình nhưng kết quả ngược lại, không những không thành công, mà cuối cùng các ngón tay của Schumann đã bị hỏng, từ đó Schumann phải vĩnh viễn từ bỏ con đường biễu diễn piano của mình.

Thời gian ở Leipzig, Schumann còn cống hiến nhiều sức lực cho các hoạt động xã hội. Schumann là nhà tuyên truyền, nhà phê bình nhiệt tình. Tài năng văn học và âm nhạc của Schumann được kết hợp rất chặt chẽ.

Năm 1831 trên một trang của tờ “Thông tin âm nhạc” ở Leipzig xuất hiện bài báo của Schumann viết về Chopin có đoạn: “Hỡi các ngài hãy bỏ mũ ra thôi, trước mắt chúng ta là một thiên tài”. Lời tiên đoán ấy của Schumann về sau thật chính xác. Schumann đã dùng báo chí để bày tỏ quan điểm của mình, đấu tranh với những kẻ bảo thủ, lạc hậu trong âm nhạc.

Năm 1834, tờ “Tạp chí âm nhạc mới” xuất hiện ở Leipzig. Trong mười năm, Schumann vừa là biên tập chính của tạp chí vừa là người cộng sự tích cực nhất. Các bài báo của Schumann thường được viết dưới hình thức là những mẫu chuyện sinh động hoặc dưới dạng cách ngôn ngắn gọn. Ông viết các bài báo nói về các nhạc sĩ cổ điển cũng như đương thời, phân tích các tác phẩm của họ. Trong nghệ thuật cổ điển Schumann tìm thấy những tư tưởng nghệ thuật cao cả mà nghệ thuật đương thời cần phải tiếp tục. Sự tiếp tục không phải bắt chước mà phải có sự đổi mới chân chính, phù hợp với tư tưởng thời đại, làm cho nghệ thuật tiến lên trước thời đại. Nhiều bài báo của Schumann ca ngợi Bach, đánh giá cao Beethoven, Schumann còn phân tích nhiều tác phẩm của Schubert, Schumann đã tìm thấy bản giao hưởng No10 c-dur của Schubert và cho biễu diễn lần đầu ở Vienna, Schumann đã phát biểu về bản giao hưởng này: “Ai chưa biết bản giao hưởng này, người đó biết về Schubert quá ít”.

Đối với công tác phê bình, Schumann có những đòi hỏi cao và hướng đến một sự phê bình sâu sắc. Việc phê bình, theo Schumann “cần phải có nghệ thuật, chính xác và để lại ấn tượng, ấn tượng đó phải được sinh ra từ đối tượng”. Phong cách văn học của Schumann nổi bật bằng sự phong phú của tưởng tượng sáng tạo, cảm xúc và sự thơ mộng đẹp đẽ. Còn phương pháp phê bình của ông là: mẫu mực của sự chính xác và phân tích khoa học, phù hợp với sự đánh giá của lịch sử.

Năm 1854, ông mắc bệnh và mất ngày 29 tháng 7 năm 1856.

Sáng tác phẩm của Schumann gồm có: 4 giao hưởng, GH Nol “Mùa xuân” B-dur, GH No2 c-dur, GH No3 Es-dur “Trên sông Rhine”, GH No4 d-moll. Các Concerto cho Piano, Violon, Cello ...

Sự đổi mới trong âm nhạc của Schumann thể hiện đầy đủ nhất là những tác phẩm cho đàn phím. Những lĩnh vực này gồm nhiều hình ảnh khác nhau: mơ ước, thơ mộng trữ tình, tưởng tượng huyền ảo, tràn đầy xúc động... Âm nhạc của Schumann có đặc điểm tiêu đề rất rõ. Schumann có khả năng để phát hiện những hiện tượng phức tạp của thế giới nội tâm con người bằng ngôn ngữ âm nhạc. Tính tiêu đề trong các tác phẩm của Schumann là từ những điển hình của tâm lý. Chính Schumann đã nói: tất cả những hình ảnh trong âm nhạc của ông là từ chỉnh trị, văn học, từ con người và sự xúc cảm của họ tạo ra. Song, mặc dầu nguồn gốc âm nhạc của Schumann bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực, dưới các tiêu đề nhưng không phải để phát hiện các sự kiện cụ thể, các cảnh cụ thể, mà qua tiêu đề để nêu lên những tư tưởng, quan niệm, tình cảm của con người trong cuộc sống ấy.

Schumann không những là nhà soạn nhạc thiên tài mà còn là một trong những người hoạt động tiêu biểu nhất của lĩnh vực thẩm mỹ âm nhạc. Là nhà hoạt động xã hội, nhà phê bình, nhà văn, Schumann đã không nhân nhượng với sự lạc hậu, bảo thủ, sự trống rỗng của nội tâm, tính nhỏ nhen trong nghệ thuật. Tinh thần sáng tác của ông không chỉ là phản ánh bất công mà còn thể hiện sự tìm tòi say sưa cho một nền tư tưởng mới, cao cả hơn. Toàn bộ nghệ thuật của Schumann đã nêu lên được những hiệu quả cao đẹp về tinh thần.

Bài viết liên quan

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)
Nhà soạn nhạc

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh...
FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhà soạn nhạc

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FRANZ LISZT (1811-1886)
Nhà soạn nhạc

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước...
FREDERIC CHOPIN (1810-1849)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhà soạn nhạc

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhà soạn nhạc

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhà soạn nhạc

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhà soạn nhạc

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhà soạn nhạc

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
JOSEPH HAYDN (1732-1809)
Nhà soạn nhạc

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc...
CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
Nhà soạn nhạc

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức,...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhà soạn nhạc

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...
Johann Sebastian Bach
Nhà soạn nhạc

Johann Sebastian Bach

Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach (Đức). Mồ côi cha từ nhỏ,...
Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart
Nhà soạn nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg - Đức. Cha của ông, Leopold...