Kiến thức tổng hợp

Chương II: Kỹ thuật hòa âm trong âm nhạc biểu diễn và sáng tác.

  • Jan 10.2024
  • Đăng bởi Admin
Chương II: Kỹ thuật hòa âm trong âm nhạc biểu diễn và sáng tác.

Ở chương I chúng ta đã tìm hiểu hợp âm là gì rồi. Nếu các bạn chưa tìm hiểu chỉ có thể Click VÀO ĐÂY để tìm hiểu hợp âm là gì nhé!

Ở chương II này chúng ta sẽ tìm hiểu về hợp âm 3 note hay có thể gọi là hợp âm thuận.

Vậy hợp âm 3 note là gì ? Đó là hợp âm được tạo thành từ 3 note 1-3-5

  • note gốc ( cũng có thể gọi là note căn bản)
  • Quãng 5,
  • Quãng 3,
  1. Hợp âm 3 note ấy được gọi là hợp âm trưởng khi nó được tạo thành từ quãng 5 đúng và quãng 3 trưởng.

Ví dụ:

  1. Và tương tự hợp âm 3 note ấy sẽ được gọi hợp âm thứ ( hợp âm đoãn ) khi nó được tạo thành từ quãng 5 đúng và quãng 3 thứ ( 3 đoãn ).

Ví dụ:

  1. Như vậy ta sẽ có hợp âm giảm khi ta có quảng 5 giảm và hợp âm tăng khi có quãng 5 tăng.

Ví dụ:

Chúng ta hãy xem cách dùng những hợp âm 3 note trong 2 thể cổ điển trưởng và thứ ( 2 modes classiques, Majeur et mineur ). Trên mỗi bâc ( degré) của 2 thể, chúng ta sẽ tạo 1 hợp âm nào đó, nghĩa là khi ta xếp trên mỗi bậc một quãng 3 và một quãng 5, chúng ta sẽ thấy trong thể cổ điển trưởng:

Đặt trên bậc 1 (C) 2 note E và G, chúng ta sẽ có hợp âm hoàn toàn trưởng sau đây:

Đối với bậc 2 (D), chúng ta cũng đặt tương tự và chúng ta sẽ được hợp âm hoàn toàn thứ (hợp âm thứ ) sau đây:

 

Nếu cứ tiếp tục đặt trên mỗi bậc hợp âm 3 note  như thế, vậy chúng ta sẽ có được 1 chuỗi hợp âm như sau:

Bây giờ chúng ta sang tìm hiểu về thể thứ ( mode mineur ):

Nếu chúng ta viết 1 hợp âm 3 note trên mỗi bậc của thể thứ ( âm giai thứ ),chúng ta cũng sẽ có 1 chuỗi hợp âm như sau:

 

Nhìn thật kỹ hợp âm của 2 thể trưởng và thứ trên đây, chúng ta sẽ thấy rằng:

  1. Một âm giai trưởng ( ton majeur) gồm có:
  • 3 hợp âm hoàn toàn trưởng được xây dựng trên bậc I,IV,V.
  • 3 hợp âm hoàn toàn thứ trên bậc II,III,VI.
  • 1 hợp âm giảm ( hợp âm quãng 5 giảm) trên bậc VII.
  1. Một âm giai thứ ta sẽ có được các hợp âm sau:
  • 2 hợp âm hoàn toàn thứ trên bậc I,IV.
  • 2 hợp âm hoàn toàn trưởng trên bậc V,VI.
  • 2 hợp âm quãng 5 giảm trên trên bậc II,VII.
  • 1 hợp âm quãng 5 tăng trên bậc III.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên hiểu thêm rằng:

1: Một hợp âm hoàn toàn trưởng cũng có thể thuộc 5 âm giai khác nhau tùy theo ta kể nó như ở bậc I,IV,V của âm giai trưởng hay bậc V,VI của âm giai thứ. Ví dụ chúng ta lấy hợp âm hoàn toàn trưởng sau đây làm minh họa:

                              Hợp âm này có thể là:

  • Bậc I của âm giai FA trưởng,
  • Bậc IV của âm giai Do trưởng,
  • Bậc V của Bb trưởng,
  • Bậc V của Bb thứ,
  • Bậc VI của La thứ.

2. Một hợp âm hoàn toàn thứ cũng có thể thuộc về 5 âm giai khác nhau, tùy theo cách ta kể về nó như bậc I hay bậc IV của âm giai thứ hoặc bậc II,III hay VI của âm giai trưởng. Chúng ta hãy lấy ví dụ về hợp âm hoàn toàn thứ thứ sau làm minh họa:


Hợp âm này có thể là :

  • Bậc I của âm giai La thứ ,
  • Bậc IV của Mi thứ,
  • Bậc II của Sol trưởng,
  • Bậc III của Fa trưởng,
  • Và bậc VI của Do trưởng.
  1. Một hợp âm quãng 5 giảm ( hợp âm giảm ) cũng có thể thuộc về 3 âm giai khác nhau tùy thuộc vào việc ta kể nó ở ở bậc VII của âm giai trưởng hay hay bậc II và bậc VII của âm giai thứ. Hợp âm giảm gồm có quãng 3 thứ và quãng 5 giảm, ( ta cũng có thể gọi quãng 3 thứ chồng lên quãng 3 thứ ).Chúng ta lấy ví dụ về hợp âm giảm sau đây:

          

Hợp âm này có thể là:

  • Bậc VII của La trưởng,
  • Bậc VII của La thứ,
  • Và bậc II của Fa thăng thứ.
  1. Sau cùng hợp âm tăng ( hợp âm quãng 5 tăng ) chỉ có thể nằm ở bậc III của âm giai thứ mà thôi: Ví dụ:

Trong phần hòa âm thuận, chúng ta chỉ có nên dùng nhũng hợp âm hoàn toàn trưởng hay hoàn toàn thứ mà thôi. Hợp âm giảm chỉ được dùng khi nó thuộc về  bậc II của âm giai thứ. Những hợp âm ở bậc VII của 2 thể trưởng thứ thuộc về hòa âm nghịch,ta chưa nên dùng vào lúc này.

      Hợp âm quãng 5 tăng ( hợp âm tăng) của bậc III trong âm giai thứ không được dùng ( sẽ nói rõ trong chương XXVI) về hợp âm biến hóa ).

Những câu hỏi liên quan đến chương 2 để bạn tham khảo:

  1. Hợp âm hoàn toàn trưởng gồm những quãng nào ?
  2. Hợp âm hoàn toàn thứ gồm những quãng nào ?
  3. Hợp âm quãng 5 giảm được thành lập như thế nào ?
  4. Hợp âm quãng 5 tăng được thành lập như thế nào ?
  5. Gam ( âm giai ) Do trưởng có 1 hợp âm hoàn toàn trưởng ở bậc IV phải không ?
  6. Gam La thứ có một hợp âm hoàn toàn thứ ở bậc 5 phải không ?
  7. Tại sao ?
  8. Gam Do trưởng có 1 hợp âm hoàn toàn trưởng ở bậc II phải không ? Tại sao ?
  9. Gam La thứ có 1 hợp âm giảm ( hợp âm quãng 5 giảm ) ở bậc nào ?
  10. Một hợp âm trưởng hoặc thứ có thể thuộc về nhiều âm giai không không ?

 

BÀI TẬP ỨNG DỤNG VỀ CÁC KIẾN THỨC Ở CHƯƠNG 2:

  1. Thành lập 1 hợp âm trưởng trên những note dưới đây:

  1. Thành lập 1 hợp âm thứ trên những note dưới đây.

  1. Thành lập 1 hợp âm giảm  trên những note dưới đây

  1. Cho biết tên các hợp âm sau đây:

Như vậy là chúng ta đã nghiên cứu xong chương II của chương trình học hòa thanh trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật . Chương III chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chính thức về lĩnh vực hòa âm.

Chúc bạn luôn sức khỏe và am hiểu hơn trong con đường nghệ thuật. Sheetcenter xin cám ơn bạn đã dành thời gian theo dõi các bài chia sẻ của chúng tôi !