Nhà soạn nhạc

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức, là một vùng giáp với biên giới CH Séc. Cha ông làm nghề nông, sau đó làm nghề trồng rừng cho một bá tước. Năm lên ba tuổi ông theo cha sang CH Séc sinh sống.

Năm 12 tuổi Gluck học ở một trường đạo trong thời gian 6 năm, đồng thời cũng là diễn viên trong một dàn hợp xướng của trường.Ngoài ra Gluck còn học về đàn phím, Organ và Violonccelle. Năm 1732 Gluck đến Praha và được nhận vào học tại trường đại học tổng hợp, song ông không ngừng nâng cao về kiến thức âm nhạc. Chẳng bao lâu thì Gluck phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn, Gluck phải lang bạt đó đây theo các dàn nhạc để kiếm sống từ nông thôn cho đến thành thị. Chính những tháng ngày chu du đó đã làm cho Gluck làm quen với nền âm nhạc dân gian Séc, mà sau này trong nhiều tác phẩm ông đã sử dụng các nét nhạc dân gian đó. Ở Praha Gluck làm việc cho một dàn hợp xướng nhà thờ, tài chơi đàn của Gluck được mệnh danh là “Bach của Séc”. Ngoài ra Gluck còn là một nhà sư phạm âm nhạc rất giỏi về hòa thanh và đôi vị. Năm 1736 bá tước Lôpcôvich(chủ rừng nơi cha ông làm việc) đưa Guck đến Vienna để học nhạc, bởi ông nhận thấy cần phải quan tâm đến người nhạc sĩ trẻ này. Đến Vienna Gluck đã nhanh chóng hòa nhập với đời sống âm nhạc ở đây và đặc biệt rất quan tâm đến nhạc kịch Ý. Cảm hứng đã khiến ông viết vở nhạc kịch đầu tiên dựa vào kịch bản của Mêtatxtadio - một nhà viết kịch nổi tiếng thời bấy giờ.

Trong một buổi dạ hội ở nhà bá tước Lôpcôvich ở Vienna, khâm phục trước tài năng đệm đàn cho khiêu vũ của Gluck, nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng là bá tước Menxi đã mời Gluck sang Ý để học tập và sáng tác. Gkuck sang Milăng(Ý) với thời gian là bốn năm, học sáng tác với giáo sư Samatini. Một thời gian sau, Gluck đã trở thành một nhà sáng tác nhạc kịch nổi tiếng của thành phố Milăng. Những sáng tác nhạc kịch của Gluck trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là nhạc kịch nghiêm chỉnh truyền thông. Ngoài- ra Gluck còn nghiên cứu hài nhạc kịch Ý và lắng nghe sự đấu tranh giữa các khuynh hướng và quan điểm khác nhau trong nhạc kịch.

Năm 1746, Gluck rời Ý sang Anh, ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực nhạc kịch.Ở Anh, ông đã gặp Hendel và âm nhạc của Hendel đã gây nên trong ông một ấn tượng mạnh. Sau London, ông tiếp tục sang Đức và Đan Mạch, Séc. Ở những nơi này, ông say sưa sáng tác nhạc kịch, chỉ huy dàn nhạc và làm việc với ca sĩ. Trong thời gian đó nhạc sĩ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và sáng tác được 50 vở nhạc kịch.

Sau chuyến đi một số nước ở châu Âu, Gluck trở về lại Vienna và bắt đầu nghiên cứu hài nhạc kịch Pháp. Trong thời gian ở Vienna, trường phái âm nhạc cổ điển Vienna đang được hình thành, khí nhạc đã tác động mạnh mẽ đến Gluck trong một số tác phẩm mở màn trong nhạc kịch.

Ngày 5 tháng 10 năm 1762, Gluck cho dựng vở nhạc kịch cải cách đầu tiên đó là vở “Orphée”, năm năm sau ngày 16 tháng 12 năm 1767 là vở “Anxetxtơ” và sau đó là vở “Pariđơ và Elêna” viết năm 1770. Từ những vở nhạc kịch ấy đã chứng minh tài năng và quan điểm của Gluck trong sự cải cách nhạc kịch. Ông đã đề ra những nguyên tắc mới của nhạc kịch phù hợp vđi trào lưu tư tưởng mới và sinh hoạt xã hội đương thời.

Vào một ngày tháng giêng năm 1744, ở nhà hát lớn của Viện hàn lâm âm nhạc Pari, lần đầu tiên dựng vở nhạc kịch mới của Gluck là “Iphidêni ở Avilidơ” dựa theo bi kịch của Racine(nhà thơ bi kịch Pháp (1639-1699), vở nhạc kịch đã gây một không khí mới ở Pari, làm rung động thủ đô nước Pháp. Phái “Bách khoa” ca ngợi, các báo chí viết bài khen ngợi vở nhạc kịch mới, cũng có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi.

Phấn khởi trước thành công trên, Gluck đã sữa chữa lại các vở nhạc kịch cũ ở Vienna cho phù hợp với sân khấu Pháp.

Sau một số nhạc kịch nổi tiếng, mặc dầu tuổi già nhưng Gluck vẫn tiếp tục sáng tác. Những năm cuôì đời Gluck trở về Vienna để sinh sống và dành phần lớn thời gian để viết ca khúc. Ông mất ngày 15 tháng 10 năm 1787.

Sáng tác phẩm của Gluck gồm:Trên 100 vở Opera, trong đó 11 Opera Seria(tiếng Ý), 7 Opera comique(hài nhạc kịch theo phong cách Pháp, tiếng Pháp), 7 Opera cải cách, 3 vũ kịch: “Hoàng tử Trung hoa”, “Alecsando”, “Donjuan”. Ngoài ra còn có các giao hưởng, Trio, Sonate...Các Opera tiêu biểu: “Orphée”(1762), “Alceste”(1767), “Iphigenie Aulide”(1774), “Armide”(1777).

Những nguyên tắc cải cách nhạc kịch của Gluck:

Trước hết Gluck khẳng định: Hồn nhiên, đơn giản, gần gũi sự thật, có ba nguyên tắc quan trọng của một tác phẩm nghệ thuật. Một mặt ông lại nhấn mạnh khía cạnh nội dung, muốn âm nhạc trong nhạc kịch phải biểu hiện tình cảm say sưa và cảm xúc của nhân vật. Ông chủ trương âm nhạc trong nhạc kịch phải đi sát với ngôn ngữ văn học, phải kết hợp âm nhạc với lời ca. Âm nhạc phải phục vụ cho kịch, phụ thuộc vào kịch và đáp lại mọi tình tiết của kịch. Âm nhạc trong kịch phải trở thành một phương tiện có hiệu quả miêu tả nội tâm của nhân vật. Cũng như các nhạc sĩ cổ điển Vienna, Gluck hướng tới các đề tài ca ngợi anh hùng, lòng cao thượng, tinh thần nhân đạo và tình yêu chung thủy.

Những Aria của nhạc kịch nghiêm chỉnh trước đây thường công thức, giai điệu chung chung, Aria của Gluck phù hợp với tình cảm nhân vật, tránh phô trương kỹ thuật, các. Aria của ông có giai điệu độc đáo, dễ nhớ. Trong nhạc kịch nghiêm chỉnh, các bản nhạc nói(Recitativo) thường thiếu nhạc tính, không có phần đệm của dàn nhạc, Gluck đã khắc phục hát nói có phần đệm của dàn nhạc đồng thời tăng cường tính nhạc cho gần gũi với Aria.

Màn múa của ông không phải để giải trí, mà có nội dung liên quan đến tình tiết của nhạc kịch. Gluck đã làm sống lại vai trò của hợp xướng lâu nay bị mai một, ông quan tâm thích đáng đến hợp xướng và dành cho nó nhiều tiết mục quan trọng. Ouverture(khúc nhạc mở màn) trong nhạc kịch của Gluck hầu hết đều có nội dung và hình tượng của nhạc kịch. Ông nói: “Tôi cho rằng Ouverture cần phải được gợi trước tính chất của cảnh trí của vở nhạc kịch sẽ diễn ra trước khán giả”.

Với những nguyên tắc cải cách trong nhạc kịch, Gluck đã hoàn thành một sứ mệnh lớn đó là: Đưa nghệ thuật Opera trở lại với thời kỳ hoàng kim của nó như ở thế kỷ XVII. Những cải cách của Gluck vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng qua thời gian cùng với những việc làm của mình, Gluck đã chứng minh cho mội người thấy được đó là một hướng đi đúng cho nhạc kịch ở thế kỷ XVIII.

Lịch sử âm nhạc thế giới ghi nhận công lao của ông, những đóng góp quý giá của ông cùng với những kiệt tác Opera xuất sắc, Gluck xứng đáng là một nhà cải cách nhạc kịch vĩ đại thế kỷ XVIII.

Bài viết liên quan

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)
Nhà soạn nhạc

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh Vyaka (nay...
FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhà soạn nhạc

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FRANZ LISZT (1811-1886)
Nhà soạn nhạc

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước...
FREDERIC CHOPIN (1810-1849)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhà soạn nhạc

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhà soạn nhạc

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
ROBERT SCHUMANN (1810-1856)
Nhà soạn nhạc

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhà soạn nhạc

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhà soạn nhạc

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhà soạn nhạc

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
JOSEPH HAYDN (1732-1809)
Nhà soạn nhạc

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhà soạn nhạc

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...
Johann Sebastian Bach
Nhà soạn nhạc

Johann Sebastian Bach

Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach (Đức). Mồ côi cha từ nhỏ,...
Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart
Nhà soạn nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg - Đức. Cha của ông, Leopold...