Nhà soạn nhạc

FRANZ LISZT (1811-1886)

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước Hungari. Thời niên thiếu Liszt sông ỏ miền nông thôn nên những bài dân ca và dân vũ đã ăn sâu vào trong tâm hồn của Liszt, để từ đó Liszt có một năng khiếu âm nhạc từ rất sớm.

Sáu tuổi Liszt đã học Piano với cha và tiếp thu rất nhanh, 8 tuổi tham gia buổi hòa nhạc đầu tiên với tư cách là một nghệ sĩ Piano. 9 tuổi biễu diễn thành công với bản Concerto và dàn nhạc, ngoài ra còn sáng tác theo yêu cầu của thính giả.

Năm 1820 gia đình của Liszt đời đến Vienna để cho Liszt có điều kiện học nhạc. Ở đây Liszt học Piano với thầy Czerny - là người thầy đầu tiên và cuối cùng của Liszt, về sáng tác Liszt học với thầy Antoni Saleri. Ở Vienna Liszt cũng đã tổ chức nhiều buổi hòa nhạc, trong những buổi đó có Beethoven đến dự và ông đã đánh giá cao tài năng của Liszt.

Tháng 12 năm 1823 Liszt cùng với gia đình sang Pari để thi vào Nhạc viện, nhưng bị từ chối bởi Liszt là người nước ngoài, điều đó đã làm cho Liszt mang một dâu ấn suốt cả suộc đời của mình. Không được vào Nhạc viện, Liszt đành học ở ngoài với các giáo sư Nhạc viện.

Năm 1825, Liszt cho biễu diễn vở opera đầu tiên khi cậu bé chỉ mới 14 tuổi, đó là vở “Don Sanche” nhưng vỡ này bị thất bại. Tuy vậy Liszt vẫn theo đuổi sự nghiệp sáng tác của mình.

Năm 1826 - 1827 Liszt đi biễu diễn ở nhiều nước châu Âu như: Anh, Pháp, Thụy sĩ. Trong thời gian này cha của Liszt lại mất, tình yêu với một cô học trò không thành càng làm cho Liszt đau khổ. Vượt lên tất cả, Liszt lại lao vào nghiên cứu và đọc các tác phẩm văn học, triết học...

Năm 1833 Liszt yêu một người phụ nữ hơn ông 6 tuổi tên là Mrie Agoult sau này là một nữ văn sĩ có bút hiệu Daniel Stern, bà ta đã bỏ chồng để theo Liszt, kết quả hai người đã có với nhau 3 người con (hai gái và một trai). Marie Agoult có một lối sống xa xỉ, hằng năm bà ta tiêu tốn trên 300.000 Franc, để ứng phó với số tiền chi tiêu đó Liszt phải làm việc cật lực. Năm 1848 thì họ chia tay nhau.

Năm 1835 - 1848, thiên tài Liszt đạt được đỉnh cao về sự nghiệp sáng tác, bên cạnh đó Liszt còn viết báo và hoạt động trên lĩnh vực biễu diễn và chỉ huy dàn nhạc. Đây cũng là thời kỳ mà Liszt thực hiện nhiều chương trình biễu diễn nhất, tiền thu được qua các buỗi diễn, ông gửi về ủng hộ đất nước đang còn bị ngập lụt. Cũng trong thời gian này ông về thăm Tổ Quốc, sau khi nghe dàn nhạc Zigan biễu diễn ông đã lấy cảm hứng để sáng tác nên 19 Rhapsodie Hungari nổi tiếng. Tài năng của Liszt được mọi người thán phục, họ gọi ông là “nhà thơ vĩ đại”, “người có phép lạ”... ông còn được một số trường đại học tặng bằng tiến sĩ danh dự.

Năm 1848 ông về sống ở Weimar (Đức) với tư cách là nhà chỉhuy, giám đốcnhà hát nhạc kịch Weimar, ông đã biến Weimar thành một trung tâm âm nhạc của châu Âu, dàn dựng 44 vở Opera trong đó có 25 vở của các nhạc sĩ hiện đại. Về giao hưởng Liszt chỉ huy tất cả những giao hưởng của Beethoven, Berlioz, Schumann... về sư phạm Liszt có môi quan hệ “cha - con” đối các tài năng trẻ, ông dạy 337 học trò mà không lấy tiền của ai, trong số đó sau này có một số người nổi tiếng. Suốt 13 năm ở Weimar là một quãng thời gian mà Liszt đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực sáng tác, biễu diễn, chỉ huy, sư phạm và hoạt động âm nhạc...

Năm 1861 ông rời Weimar về Roma trong một tâm trạng u buồn. Ở Roma Liszt sống độc thân trong một tu viện. Lúc này ông phải chịu nhiều nỗi bất hạnh: con chết, tình yêu với Wittgenstein không thành, năm 1865 ông nhận chức linh mục.

Năm 1875 Liszt làm giám đốc Nhạc viện Budapest (Hunggari) mới được thành lập.

Năm 1886 Liszt đến thành phố Bayreuth (Đức) để dự lễ khánh thành nhà hát Wagner và dự đại nhạc hội, ông mắc bệnh tại đây và qua đời ngày 13 tháng 7 năm 1886.

Sáng tác phẩm của Liszt gồm: 13 giao hưởng thơ, trong đó tiêu biểu là giao hưởng thơ “Những khúc dạo đầu” (“Les prelude”), 2 giao hưởng có tiêu đề là “Faust” và “Thần khúc”, 2 Concerto cho Piano và dàn nhạc, 19 Rhapsodie “Hungari”- là những bức tranh về thiên nhiên và con người Hungari, trong đó tiêu biểu nhất là các Rhapsodie số2, 6,9, 10, 12, 14 và 15. Sonate h-moll cho piano...

Suốt cả cuộc đời của mình Liszt sống xa Tổ Quốc, nhưng ông luôn hướng trái tim của mình về với Tổ quốc. Ông có nhiều suy nghĩ và lo lắng cho nền âm nhạc Hungari. Những tác phẩm của Liszt luôn hướng về đất nước Hungari, ông đã đưa âm nhạc dân gian vào trong những tác phẩm của mình bằng những ngôn ngữ đầy sáng tạo và độc đáo.

Tác phẩm của Liszt có nội dung nhân đạo sâu sắc, khát khao thể hiện sự vĩ đại của con người, ngẫm nghĩ về triết học, lý tưởng đạo đức và thế giới tâm hồn đầy mâu thuẫn của con người thế kỷ XIX. Giai điệu của Liszt mang tính chất trang hoàng, phong phú với những tiết tấu sinh động, vui tươi, cùng với việc sử dụng điệu thức độc đáo.

Liszt được coi là người cải cách âm nhạc châu Âu, đồng thời là người đặt nền móng và mở đường cho nền âm nhạc hiện đại của Hungari. Cùng với Berlioz, Liszt đã củng cố vững chắc âm nhạc giao hưởng có chương trình (kể cả trong lĩnh vực Piano cũng có chương trình). Tuy nhiên Liszt không phát triển chương trình theo đề mục hay cốt truyện (khác với Berlioz) mà theo hình tượng hoặc tư duy triết học thơ mộng. ỞLiszt mỡ ra một sự khái quát của một bức tranh hơn là một hoạt động cụ thể.

Về thẩm mỹ, Liszt đòi hỏi sự cân bằng giữa nội dung và hình thức được quy định bởi thơ ca.

Liszt được coi là người sáng tạo ra thể loại Giao hưởng thơ (Symphonie Poeme) một chương, trong đó kết hợp một số nguyên tắc của các thể loại khác như: Sonata, Rondo, Varation... Giao hưởng thơ là giao hưởng một chương với hình thức tự do, hình tượng rộng rãi, chủ đề anh hùng chiếm ưu thế, phương pháp phát triển trên một chủ đề. Thể loại này được Liszt sáng tạo dựa trên cảm xúc từ những tác phẩm thơ ca của nhữngnhà thơ lớn. Liszt đã tạo nhân tố cho một chương nhạc, nhưng đã nói lên được nhiều điều của mấy chương nhạc trong những bản giao hưởng truyền thông trước đó (thường từ 4 - 5 chương).

Liszt cũng là người có nhiều đóng góp cho nghệ thuật biễu diễn Piano - sinh thời Liszt và Chopin là hai nghệ sĩ Piano nổi tiếng của châu Âu - những tác phẩm Piano của Liszt là một phần quan trọng và giá trị nhất trong di sản âm nhạc của ông, ở đó nó biểu hiện sự hài hòa của một nghệ sĩ Piano và một nhạc sĩ sáng tác. Các tác phẩm viết cho Piano của Liszt mang một tính chất trang trọng, hùng vĩ, qui mô với kỹ thuật điêu luyện và độc đáo. Liszt còn là người có công mở rộng các khả năng biễu diễn của Piano, đem một số kỹ thuật của đàn dây vào cho Piano như: nhảy xa, tremolo, lướt nhanh, ngón mổ liên tục... ngoài ra Liszt còn viết một số bài tập cho Piano như “Etude cho những người có trình độ biễu diễn cao cấp”, “Khúc luyện tập lớn”...

THƠ GIAO HƯỞNG “NHỮNG KHÚC DẠO ĐU”
(SYMPHONIE POEME “LES PRELUDE”)

Tác phẩm này được Liszt viết vào năm 1848 - 1854, đây là tác phẩm yêu thích nhất trong những giao hưởng thơ của ông. Tác phẩm dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Pháp nổi tiếng Lamartine nhưng thực ra âm nhạc của Liszt đã vượt xa tinh thần của bài thơ, vì nhạc sĩ đã xây dựng một nội dung triết lý lạc quan, tin tưởng ở ý chí con người, trong lúc bài thơ lại nhuốm màu bi quan, mơ về hạnh phúc ở một “thế giới bên kia”. Chủ đề dựa trên 3 nốt nhạc: DO - SI - MI, như một dấu hỏi về cuộc đời con người. Từ 3 nốt nhạc đó, Liszt đã xây dựng những khúc nhạc khác nhau để nói lên những chặng đường đời nhiều biến chuyển mà nhân vật đã trãi qua. Bản hành khúc hùng mạnh thể hiện tính chất dũng cảm của nhân vật. Cũng từ 3 nốt nhạc trên, tác giả đã phát triển thành một bài ca trữ tình: đó là chủ đề tình yêu trong sáng cửa tuổi trẻ. Nhưng âm nhạc bỗng trở nên dữ dội mô tả cơn bão táp của cuộc đời, những âu lo phiền muộn ám ảnh con người và tâm hồn bị xáo đông vì những suy tư dằn vặt. Nhân vật chán nản và mệt mỏi, đi tìm sự yên tĩnh ở nơi thôn dã. Nhưng nơi đây không phải là mồ chôn con người, khi tiếng kèn xuất trận nổi lên thì con người trở lại cuộc đấu tranh và trong đấu tranh sẽ tìm thấy hạnh phúc và tình yêu chân chính. Một bản hành khúc kết thúc tác phẩm thơ giao hưởng, nêu bật ý chí, lòng dũng cảm của nhân vật, quyết tâm giành lấy chiến thắng và hạnh phúc.

Là một nhạc sĩ lớn trong nền âm nhạc lãng mạn Hungari, là người giữ vị trí hàng đầu trong cải cách và phát triển nền âm nhạc lãng mạn châu Âu. Liszt là người có nhiều đóng góp trên các mặt sáng tác, chỉ huy, sư phạm, hoạt động xã hội... với những thành tựu xuất sắc đóng góp vào quá trình phát triển của âm nhạc thế giới ở thế kỷ XIX. Là một nghệ sĩ Piano lớn nhất thời bấy giờ, ông được mọi người tặng cho danh hiệu là“Ông Hoàng piano”, Liszt đã sáng tác 1200 tác phẩm, trong đó có 649 tác phẩmnguyên bản và 500 tác phẩm của các tác giả khác được Liszt chuyển biên cho Piano.

Là một người có những phẩm chất đáng được trân trọng: quan điểm dũng cảm trong cải cách, lòng tốt vô hạn, người luôn ủng hộ những tư tưởng nhân đạo của thế kỷ XIX. Với tất cả sức lực và của cải, Liszt đã đấu tranh để củng cố sự tiến bộ trong nghệ thuật và cuộc sống, ông cũng là người luôn luôn ủng hộ và quan tâm đến các nhạc sĩ trẻ. Liszt xứng đáng là một người thầy lớn của nhiều thế hệ nhạc sĩ và là một nghệ sĩ vĩ đại của thế kỷ XIX.

Bài viết liên quan

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)
Nhà soạn nhạc

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh...
FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhà soạn nhạc

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FREDERIC CHOPIN (1810-1849)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhà soạn nhạc

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhà soạn nhạc

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
ROBERT SCHUMANN (1810-1856)
Nhà soạn nhạc

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhà soạn nhạc

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhà soạn nhạc

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhà soạn nhạc

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
JOSEPH HAYDN (1732-1809)
Nhà soạn nhạc

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc...
CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
Nhà soạn nhạc

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức,...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhà soạn nhạc

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...
Johann Sebastian Bach
Nhà soạn nhạc

Johann Sebastian Bach

Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach (Đức). Mồ côi cha từ nhỏ,...
Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart
Nhà soạn nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg - Đức. Cha của ông, Leopold...