Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành Vienna (Áo), trong một gia đình nhà giáo đông con, sành âm nhạc. Mối quan hệ đầu tiên với âm nhạc Schubert tiếp nhận được tữ gia đình.
Từ nhỏ Schubert học chơi đàn Piano và Violon qua người cha và người anh lớn và thường tham gia các buổi hòa nhạc trong gia đình. Schubert có giọng hát hay, biểu diễn được vài nhạc cụ và có cả trình độ sáng tác. Những khả năng xuất chúng ấy được gia đình quan tâm, và năm 1808 Schubert được gửi đến Vienna để vào học ở trựờng Cônvin. Ở đây Schubert vừa học văn hóa vừa học nhạc. Năm năm sống ở trường Cônvin đã đánh dấu con đường mới trong cuộc đời người nhạc sĩ trẻ tuổi. Ởtrường Cônvin, Schubert tham gia vào dàn nhạc học sinh, đôi khi còn chỉ huy dàn nhạc, qua đó Schubert đã làm quen được với các tác phẩm của Mozart, Haydn, Beethoven Năm 1813 Schubert tốt nghiệp trường Cônvin đồng thời đã là tác giả của nhiều tác phẩm như: Fantasia,Ouverture, những bản tứ tấu và ca khúc...
Sau khi tốt nghiệp trường Cônvin, theo ước muốn của người cha, Schubert làm nghề dạy học. Tuy nhiên công việc này không làm cho Schubert cảm thấy hứng thú. Đến năm 1818, Schubert vĩnh viễn bỏ nghề dạy học để hoàn toàn chú tâm vào con đường sáng tác và hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Việc bỏ nghề dạy học cũng là lúc Schubert phải nhận sự đoạn tuyệt của gia đình và một cuộc sống đầy khó khăn. Nhưng cũng từ đây tài năng của Schubert bắt đầu được nở rộ.
Có thể nói trong sự nghiệp sáng tác của Schubert gặp đầy những nỗi bất hạnh. Rất ít trong số các tác phẩm của Schubert được in khi nhạc sĩ đang còn sống. Trong 600 ca khúc chỉ xuất bản được 187, 22 tứ tấu thì in có 1 bản và không có một bản giao hưởng nào được in, ngay cả những bản giao hưởng hoàn chỉnh nhất và Schubert cũng chưa một lần nào được nghe các tác phẩm giao hưởng của mình, người đương thời không biết họ đã đánh mất một nhà soạn nhạc giao hưởng thiên tài! Bản giao hưởng số 9 giọng Do-dur viết năm 1828 sau này do Schuman tìm thấy và trình diễn lần đầu năm 1838, còn bản giao hưởng số 8 “Bỏ dở” viết vào năm 1822 mãi đến năm 1865 mới công diễn lần thứ nhất. Tuy nhiên tất cả những nỗi bất hạnh trong cuộc đời không làm cho Schubert mất đi những khát vọng sáng tạo mà ngược lại càng thôi thúc ở trong ông một sức mạnh mới để vươn tới những đỉnh cao trong nghệ thuật.
Shubert mất ngày 19 tháng 11 năm 1828 tại Vienna. Trên nấm mồ của nhạc sĩ một nhà thơ Áo vĩ đại đã đề lên dòng chữ: “Thần chết đã đặt tại đây một kho tàng quý báu, nhưng còn quý báu hơn thế nữa là những hy vọng đẹp đẽ”.
Schubert đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm rất lớn đủ các thể loại: ca khúc, liên ca khúc, hợp xướng, Ouverture, giao hưởng, đàn phím...nhưng đặc điểm lãng mạn của Schubert thể hiện đầy đủ và hoàn thiện nhất là các tác phẩm viết cho thanh nhạc.
Sáng tác phẩm của Schubert gồm có: 9 giao hưởng, trong đó tiêu biểu là giao hưởng No8 “Bỏ dở” h-moll.
Thanh nhạc: 600 ca khúc. Đáng chú ý là 2 tập liên ca khúc “Cô chủ cối xay xinh đẹp”(20 bài - ca ngợi tình yêu) và “Con đường mùa đông”(24 bài - chủ đề bi kịch). Ngoài ra là các tác phẩm âm nhạc cho thính phòng, đàn phím, sân khấu ...
Trong di sản âm nhạc lớn lao mà Schubetr để lại cho chúng ta khoảng 1500 tác phẩm gồm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Trong đó lĩnh vực mà Schubert yêu thích nhất là ca khúc. Phần lớn những sáng tác cho thanh nhạc của Schubert là ca khúc (600 ca khúc), đặc biệt có hai tập liên ca khúc “Cô chủ cối xay xinh đẹp” và“Con đường mùa đông”. Schubert đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của ca khúc và làm cho thể loại này sánh ngang với các thể loại quan trọng khác trong nghệ thuật âm nhạc. Ngôn ngữ âm nhạc mới của Schubert trong lĩnh vực ca khúc và cả các lĩnh vực khác đã khẳng định bước ngoặt từ nghệ thuật cổ điển đến nghệ thuật lãng mạn.
Ca khúc của Schubert là sự kế thừa của âm nhạc dân gian Áo và Đức nhưng đã được nâng cao hơn rất nhiều qua tài năng của Schubert, tạo nên một sự độc đáo sánh ngang với thơ ca của Goethe, Sinle... Trước đây ca khúc chuyên nghiệp cũng đã có nhưng được phát triển dưới ảnh hưởng của của tính giai điệu trong nhạc kịch Ý, Pháp... còn bây giờ Schubert lại tìm ngọn nguồn cho ca khúc của mình trong kho tàng dân gian vô tận của nghệ thuật Áo và Đức để tăng cường tính đặc sắc dân tộc của nó. Chính vì vậy ca khúc của Schubert đơn giản về hình thức nhưng lại rất phong phú về âm điệu và được phổ biến trong các giới dân chủ của các thành phố lớn của Áo.
Một số lớn các chủ đề của ca khúc Schubert liên quan đến tình yêu và qua đó thể hiện được tâm trạng của con người thế kỷ XIX - với tình cảm lãng mạn luôn thay đổi, với những ước mơ nồng cháy về hạnh phúc. Các bài ca của Schubert nêu lên được sự sâu sắc của tình cảm, những tâm tình tế nhị, những mầu sắc trữ tình phong phú, những xúc động nội tâm... Trong ca khúc của Schubert còn thể hiện cả những chủ đề mang màu sắc triết lý, chủ đề về thiên nhiên cũng được Schubert hết sức quan tâm và sử dụng rộng rãi. Bởi với Schubert thiên nhiên luôn là người bạn thân thiết và gần gũi.
Một trong những khía cạnh phong phú nhất của ca khúc Schubert là tính giai điệu. Giai điệu trong ca khúc của ông liên quan chặt chẽ đến nguồn gốc âm điệu trong âm nhạc dân gian. Âm điệu trong âm nhạc dân gian đã khẳng định sức cảm hóa độc đáo, tính tươi mát và đơn giản trong ca khúc của Schubert. Một bài ca có một âm điệu đặc sắc, phù hợp với nội dung của tác phẩm. Phần lớn trong giai điệu có tính du dương uyển chuyển như:
Trích “SerenacU”
Trong ca khúc của Schubert ông còn biết kết hợp giai điệu của giọng hát với phần đệm của cây đàn Piano một cách nhuần nhuyễn. Schubert tăng cường khả năng diễn tả hình tượng bằng phần đệm Piano. Phần đệm không những chỉ để dẫn cho giọng hát hoặc đệm một cách đơn thuần để nâng đỡ giọng hát mà phần đệm còn là nền của cảm xúc, đôi lúc cồn bổ sung cảnh vật cho giai điệu.
Nghệ thuật ca khúc của Schubert được thể hiện đầy đủ nhất trong hai tập liên ca khúc. Tập liên ca khúc thứ nhất “Cô chủ cối xay xinh đẹp” (1823) gồm 20 bài, thống nhất bằng chủ đề tình yêu. Nội dung chính mang tính trữ tình, nói về mốì tình bất hạnh của một chàng trai nghèo với cô chủ cối xay giàu có. Những tình cảm của nhân vật là những ước mơ của tuổi trẻ về hạnh phúc, về tình yêu, về niềm vui trong cuộc sống và về cả nỗi buồn, nỗi đau khổ, nỗi lo âu...
Nếu như liên ca khúc “Cô chủ cối xay xinh đẹp” thấm đượm tính mơ mộng của tuổi trẻ thì tập liên ca khúc thứ hai “Con đường mùa đông” gồm 24 bài, được viết sau bốn năm (1827) lại bao trùm những tình cảm bi thương. Thế giới mùa xuân tươi mát nhường chỗ cho những nỗi buồn, nỗi hoài nghi. Trong tập liên ca khúc này không chỉ đơn thuần mang tính trữ tình là sự thú nhận thân thiết mà còn có cả tính triết lý sâu sắc, là những tình cảm bi thương đầy tính kịch.
GIAO HƯỞNG N08 “BỎ DỞ” -h-moll (1822)
Đôi với lĩnh vực âm nhạc giao hưởng, Schubert đã đóng góp cho nền âm nhạc thế giới với 9 tác phẩm giao hưởng. Trong đó những tác phẩm giao hưởng đầu còn ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cổ điển, đến bản giao hưởng số 6 và 7 thì đã có những thay đổi nhiều và bản giao hưởng số 8 được viết vào năm 1822 là một bước ngoặt mới sang chủ nghĩa lãng mạn. Bản giao hưởng này thể hiện bản chất của phong cách lãng mạn đổi mới của Schubert, chính vì vậy Schubert được xem như là người đã khai sinh ra nền giao hưởng trữ tình, lãng mạn chủ nghĩa. Ở đó sự phát triển âm nhạc không phải là sự xung đột của các chủ đề như ở Beethoven, mà sự phong phú và phức tạp của cuộc sống được chứa đựng trong những niềm xúc cảm, lãng mạn thầm kín của tâm hồn con người.Tuy bản giao hưởng No8 “Bỏ dở” được hoàn thành vào năm 1822 nhưng mãi đến năm 1865 mới được tìm thấy vả biễu diễn lần đầu. Sau bản giao hưởng này Schubert còn viết thêm một bản giao hưởng No9 vào năm 1828. sở dĩ bản giao hưởng được người đời gọi là “Bỏ dở” hoặc “Chưa hoàn thành”, bởi khi Schubert cầm bút viết bản giao hưởng này là vào mùa thu năm 1822, ông viết một mạch thì xong hai chương, sau đó ông viết tiếp chương III được 9 ô nhịp rồi gác bút.Điều đó cho chúng ta thấy rằng cảm xúc sáng tác của tác giả đã hết. Thật vậy, bản giao hưởng tuy chỉ có hai chương nhưng đã gây cho người nghe một ấn tượng về tính nhất quán và vô cùng hoàn chỉnh của tác phẩm.
Bản giao hưởng No8 đã đánh dấu một bước ngoặt mới của nền giao hưởng thế giới - từ chủ nghĩa cổ điển sang chủ nghĩa lãng mạn. Với bản giao hưởng này, bắt đầu sự hình thành nền giao hưỡng trữ tình, kịch tính, là mẫu mực cả về nội dung, cả về cấu trúc cho nền giao hưởng của thời kỳ lãng mạn.
Bản giao hưởng No8 được xây dựng trên những cảm xúc trữ tình, đó là chân dung của con người thời đại bây giờ, là những nỗi dằn vặt, niềm lạc quan, những ước mơ không tưởng trước một thực tế nặng nề.
Bản giao hưởng gồm hai chương. Chương I viết ở giọng h-moll, được xây dựng trên ba chủ đề. Chủ đề mở đầu diễn tả sự trầm ngâm suy nghĩ, mang màu sắc buồn, ảm đạm. Chủ đề mở đầu gần với giai điệu của một ca khúc.
Chủ đề chính với sự thể hiện gần gũi với giai điệu của thanh nhạc, có tính tự nhiên đầy tình cảm và giản dị, như nói về tình cảm ấm áp nhiệt tình của con người.
Chủ đề hai gần với âm nhạc phong tục dân gian, chủ đề có cấu trúc như một ca khúc.
Cả hai chủ đề không tương phản, là hai khía cạnh của một hình tượng, đều mang tính trữ tình.
Chương II được viết ở hình thức Sonate không có phần phát triển. Chương II là chương trữ tình nhưng sáng sủa hơn, như miêu tả một thế giới mộng tưởng. Hai chủ đề trong chương II giống nhau về cảm xúc. Chủ đề chính trong sáng, êm dịu. Chủ đề phụ trữ tình, bay bổng, trần thuật như một ca khúc.
Schubert được coi là người đại biểu đầu tiên của trường phái âm nhạc lãng mạn Tây Âu. Là một người có công lớn đối với thể loại ca khúc, là người đã đưa vào âm nhạc những chủ đề trữ tình thơ mộng. Nhạc sĩ đã tìm đến những tình cảm đau khổ, những ước mơ, những tình cảm thơ mộng của những con người bình thường trong nhân dân. Chính vì vậy, đối với Schubert ngoài những hình tượng trong sáng, những hy vọng đẹp đẽ còn có cả những hình tượng đen tối, bi thảm. Bằng con đường ấy Schubert đã thể hiện thế giới quan dân chủ, nhân đạo điển hình của các tầng lớp tiến bộ trong xã hội, những bất công trong chế độ phản động đương thời của Áo.
Nghệ thuật của Schubert không những liên quan đến đến thơ ca của Đức mà còn liên quan đến nền dân ca dân vũ của thành Vienna. Và đó cũng là nguyên nhân của tính chân thật, giản dị, dể hiểu trong nghệ thuật của ông. Schubert thật xứng đáng là một người mở đường cho dòng âm nhạc lãng mạn thế kỷ XIX.