Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ người Pháp, bố làm nghề bác sĩ, có học vấn rộng. Qua ảnh hưởng của người cha, Berlioz đã có những kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội, về lịch sử, và đặc biệt là về văn học cổ Hylạp.
Năm 1821, Berlioz tròn 18 tuổi đã đến Pari để theo học ngành y theo nghiệp của cha. Nhưng ngành nghề này Berlioz cảm thấy không có hứng thú, luôn mâu thuẫn với niềm đam mê âm nhạc của mình. Cuối cùng người nhạc sĩ trẻ đã quyết định chọn con đường âm nhạc cho sự nghiệp của mình. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn kịch liệt với gia đình, vì không tuân theo ý định của bố mẹ, do đó cuộc sống của Berlioz càng thêm khó khăn bởi nguồn tài trợ đã bị gia đình ngưng trợ cấp.
Ở Pari, Berlioz học sáng tác với nhạc sĩ Pháp nổi tiếng là Lioxuio. Năm 1827, đoàn nghệ sĩ Anh sang Pháp biễu diễn. Trong đoàn có một nữ nghệ sĩ tên là Smithson, là một nghệ sĩ nổi tiếng của đoàn. Berlioz đã yêu say đắm người nghệ sĩ này. Tuy không được đáp lại nhưng Berlioz vẫn yêu tha thiết và tưởng tượng ra nhiều tình tiết tuyệt vọng, điên loạn. Câu chuyện tình này là một trong những đề tài để Berlioz viết nên bản giao hưởng “Tưởng tượng” sau này.
Với tư cách là một người đoạt được giải thưởng Roma, Berlioz được sang Ý để tiếp tục nghiên cứu và học tập. Thiên nhiên Ý tươi đẹp đã để lại cho Berlioz những ấn tượng tốt đẹp về nước Ý, tuy nhiên ông lại chán ngán bởi tính “hàn lâm viện” trong âm nhạc của Ý.
Sau khi ở Ý trở về Tổ quốc, Berlioz hoạt động tích cực trên lĩnh vực sáng tác, chỉ huy và phê bình âm nhạc.
Ông mất vào ngày 8 tháng 3 năm 1869 sau một thời gian ốm nặng.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông có: Giao hưởng “Tưởng tượng”(1830-1831), giao hưởng “Tang lễ chiến thắng”, giao hưởng “Haron ở Ý” (1834), giao hưởng “Romeo và Juliete” (1838). Berlioz viết ba vở nhạc kịch. Vở đầu tiên viết vào năm 1834 - 1837 nhưng bị thất bại. Sau đó ông không viết thêm vở nào nữa. Ngoài ra ông còn viêt rất nhiều các tác phẩm khác ...
Berlioz là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc có tiêu đề. Berlioz đã nêu lên được loại âm nhạc tiêu đề kiểu mới của lãng mạn. Hình tượng âm nhạc qua tiêu đề trùng hợp với điển hình trong vặn chương lãng mạn đương thời. Nội dung tiêu đề trong các tác phẩm của Berlioz có những tình cảm lãng mạn độc đáo, cảm xúc được nâng cao. Đồng thời tính tiêu đề trong tác phẩm của ông còn mang đậm tính truyền thống của dân tộc khá rõ nét đó là “sân khấu hóa nghệ thuật giao hưởng”. Berlioz là người đầu tiên chứng minh rằng: khi âm nhạc được phối hợp với từ ngữ (tiêu đề) thì sẽ có được những khả năng vô tận để mô tả mọi diễn biến trong hiện thực, thể hiện sự phát triển của đề tài và mọi tính cách. Hơn thế nữa nó có khả năng tác động đến trí tưởng tượng, nó có thể gợi được cảm giác hoàn toàn gống như cảm giác được gợi lên từ nghệ thuật hội họa.
Giai điệu của Berlioz rất độc đáo, giai điệu được xây dựng trên ngọn nguồn ca xướng, trong đó thiếu sự nhắc lại định kỳ của của tiết tấu và câu nhạc. Giai điệụ và tiết tấu của ông có cơ sở dân tộc sâu sắc như mang tính ngâm ngợi kiểu Pháp. Nâng cao âm điệu, tiết tấu của ngôn ngữ thanh xướng kịch, của tính ngâm ngợi bi hùng và những hành khúc hùng mạnh của quần chúng.
Một điều đặc biệt nữa của Berlioz đó là sự cách tân trong lĩnh vực phối dàn nhạc của ông. Berlioz đã có nhiều suy nghĩ về dàn nhạc và cách phối. Hình ảnh của giai điệu được nảy sinh trong sự vang lên của dàn nhạc. Những thủ pháp thể hiện của âm sắc được nhấn mạnh trong tất cả các hình thức. Berlioz đã mở rộng thành phần dàn nhạc cổ điển, nâng tầm vóc của dàn nhạc lên khá đồ sộ. Berlioz đã làm phong phú bộ hơi và bộ gõ, mang nhạc cụ mới vào dàn nhạc, nêu lên ý nghĩa của đàn Harpa, CorAngle, Viola, Fagotte... Dàn nhạc của Berlioz long lanh màu sắc rực rỡ, lộng lẫy, đồ sộ, du dương, thánh thót nhưng cũng mãnh liệt, bi thương và hùng tráng. Nhưng dù nghệ thuật của Berlioz sáng ngời ở mặt nào đi nữa thì trong cốt lõi của nó vẫn là tính trữ tình, thông qua lăng kính của của cá nhân lãng mạn chủ nghĩa. Vì thế Hein có nói về Berlioz rất chính xác: “Đó là con chim họa mi khổng lồ, con họa mi có kích thước của con đại bàng”.
BẢN GIAO HƯỞNG “TƯỞNG TƯỢNG”
Năm 1830 - 1831 bản giao hưởng “Tưởng tượng” đã gây nên một sự chú ý trong đông đảo công chúng ở Pari. Berlioz là người đầu tiên viết giao hưởng có tiêu đề, tạo một bước ngoặt mới cho loại hình này cũng như tìm được cách giải quyết mới, độc đáo cho nguyên tắc tiêu đề. Berlioz đã tạo được chủ đề về tâm lý, có tính truyền thống trong âm nhạc Pháp, đó là “sân khấu hóa giao hưởng”. Berlioz viết tiêu đề cho bản giao hưởng trong dạng kịch bản chi tiết với nhan đề: “Tình tiết trong cuộc đời người nghệ sĩ. Các tiêu đề được thể hiện ở trong các chương riêng biệt của bản giao hưởng. Chương I: “Ước mơ, khát vọng”; Chương II: “Vũ hội”; Chương III: “Cảnh đồng nội”; Chương IV: “Cuộc diễu hành đến nơi xử giảo”; Chương V: “Giấc mơ trên bãi tha ma”.
Tác phẩm này có liên quan đến cuộc đời riêng của người nhạc sĩ, đó tình yêu của Berlioz với nữ kịch sĩ người Anh Smithson nhưng đồng thời có tính khái quát và mở rộng. Cũng như trong hàng loạt tác phẩm của các nhà thơ lãng mạn, ở đây, lần đầu trong giao hưởng tìm thấy hình ảnh con người thế kỷ XIX, một con người với thế giới nội tâm phức tạp, với tình cảm thân thiết, với những ước mơ khát vọng, nỗi nghi ngờ, sự dằn vặt và cả sự nỗi loạn rất độc đáo.
Chương I: “Ước mơ, khát vọng”. Với phần mở đầu thể hiện chân dung điển hình của người nghệ sĩ trẻ với tính cách “đa cảm ốm yếu” và “với sự tưởng tượng, nồng cháy”, cùng với “những tình cảm, kỷ niệm” được trở thành một trong những hình tượngcủa tưduy âm nhạc. (Theo tiêu đề của Berlioz thì sau một phút thất vọng người nghệ sĩ trẻ đã uông một liều thuốc độc để tự tử nhưng không chết và trong cơn hôn mê chàng mơ thấy những hình ảnh khủng khiếp).
Tác phẩm được bắt đầu với phần mở đầu lớn, âm nhạc mang tính chất ước mơ. Phần mở đầu là sự chuẩn bị cho âm điệu của phần Sonate allegro, đồng thời cũng chuẩn bị cho phân chủ đề chính (tiêu biểu cho hình ảnh của người yêu) của chương I.
Chủ đề chính là âm hình chủ đạo và trở thành cơ sở âm điệu của toàn liên khúc giao hưởng được xây dựng trên nguyên tắc đơn chủ đề.
Chương II: “Vũ hội”. Chàng gặp gỡngười yêu ở dạ hội khiêu vũ, trong tiếng ồn ào của buổi dạ hội khiêu vũ. Cảnh vũ hội vui vẻ, ồn ào nhưng xa lạ với nhân vật chính đang đau khổ ôm yếu. Toàn chương mang đặc điểm của thể loại Vanlse có tính phong tục, tryền thống của Pháp.
Chương III: “Cảnh đồng nội”.Hình ảnh đơn độc, buồn tẻ của nhân vật hiện lên giữa thiên nhiên. Anh ta đang đi tìm sự yên tĩnh. Trong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đó vang lên những giai điệu vui vẻ, hoang dã, đó là tiếng sáo của người chăn cừu. Hình ảnh người yêu thoáng qua trong tâm trí của người nghệ sĩ. Ở đây chủ đề có màu sắc mới thể hiện nội tâm của nhân vật. Ngay sau cảnh yên tĩnh ấy là bão tố, sấm sét xa xa nổi lên... tiếng sáo tắt dần, lẻ loi không tiếng đáp lại... cô độc và yên lặng. Chương III là một trong những chương mẫu mực nỗi bật về tài nghệ của Berlioz trong việc khéo léo kết hợp hiệu quả sân khấu với thủ pháp âm nhạc.
Chương IV: “Trên đường ra pháp trường”. Người nghệ sĩ mơ thấy mình giết chết người yêu và chính vì thế anh phải ra pháp trường chịu án tử hình. Nhưng nội dung của chương này có tư tưởng xã hội rộng hơn. Ở chủ nghĩa cổ điển, chủ đề về cái chết bi thương của nhân vật thường tiếp nhận sự giải quyết lạc quan, sáng sủa. Còn trong nghệ thuật lãng mạn thì đó là một sự bế tắc. Ớ đó ta thấy số phận của người nổi loạn là một nhân vật không còn sức lực để đấu tranh chống lại sự độc ác và tác giả đã dụng ý để hy sinh. Ớ đây nhân dân bất tử không tiếp tục sự nghiệp của nhân vật, và những thế lực độc ác thì chiến thắng.
Âm nhạc của chương IV có đặc điểm hành khúc, giống như hành khúc tang lễ trong cổ điển nhưng ở đây tạo được tính điển hình của lãng mạn. Chủ đề chính của hành khúc thể hiện sự khắc nghiệt, thô bạo.
Chương V: “Giấc mơ trên bãi tha ma”. Chàng thấy mình trong đêm hội ma quái giữa những bóng đen, những tên phù thủy và những quái vật tụ tập lại để mai táng chàng. Những tiếng động kỳ quái, tiếng rên xiết, những trận cười, tiếng thét...Ở chương này, tính sân khấu được thể hiện mạnh mẽ hơn. Tính ảo tưởng được ngự trị trong chương này. Tang lễ của nhân vật không được đệm bằng sự đau khổ của nhân dân mà còn thể hiện một bản chất kỳ lạ. Ớ chủ nghĩa cổ điển, các tác phẩm giao hưởng trong phần kết thường thể hiện một niềm tin sáng sủa và sự hy sinh dũng cảm thì ở đây những điều độc ác lại chiến thắng. Hình ảnh của người yêu trong chương này có tính châm biếm. Chủ đề mang đặc điểm của điệu nhảy, màu sắc ma quái được thể hiện bằng các nốt láy hoa mỹ vang lên như là một sự mỉa mai của những ước mơ lãng mạn.
Berlioz là nhạc sĩ đã sáng lập ra nền giao hưởng lãng mạn có tiêu đề và được khẳng định vào những năm ba mươi của thế kỷ XIX với bản giao hưởng “Tưởng tượng” đầu tiên có tiêu đề của ông. Berlioz còn là nhà giao hưởng đầu tiên của Pháp có ý nghĩa đối với toàn châu Âu. Ngoài ra ông còn là một nhà chỉ huy xuất sắc, người đã xây dựng nền tảng cho nghệ thuật chỉ huy đương thời thế kỷ XIX, ông còn là một nhà tư tưởng và một nhà phê bình âm nhạc. Berlioz là người thể hiện rõ nét những khuynh hướng tư tưởng tiến bộ của nghệ thuật trong thời kỳ đầu những năm ba mươi của thế kỷ XIX. Ông là người đại diện tiêu biểu nhất của âm nhạc lãng mạn Pháp và là một trong những nhà cách tân của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX.