Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc miền Nam nước Áo. Cha ông làm nghề thủ công, mẹ ở nhà nội trợ. Quê hương nhạc sĩ là nơi có những bài ca, điệu múa dân gian tuyệt vời. Vốn nghệ thuật phong phú ấy là cơ sở cho các tác phẩm của ông sau này. Ngay từ khi còn ít tuổi, Haydn đã tỏ ra là một cậu bé có năng khiếu âm nhạc. Một cha cố đã đưa ông về thành phố Hainburg, tại đây ông tham gia vào đội hợp xướng, tập Violon, đàn phím trong khoảng thời gian ba năm. Một hôm nhạc sĩ Rôite ở Vienna đến thăm nhà thờ, ông phát hiện tài năng của Haydn và ông đã đưa Haydn về Vienna tham gia trong một dàn hợp xướng.

Năm 13 tuổi ông đã trở thành diễn viên đơn ca và không lâu, sau khi vỡ giọng thì Haydn thất nghiệp. Cũng may có một người bạn giúp đỡ và từ đó Haydn bắt đầu một cuộc sống tự lập. Ông đã phải đi dạy nhạc để kiếm sống, bên cạnh tự học lý luận âm nhạc, nghiên cứu các tác phẩm nổi tiếng của Bach... Năm 1751 theo yêu cầu của một người chuyên tổ chức biễu diễn hài kịch, Haydn sáng tác vở nhạc kịch “Con quỷ thọt”, nhưng không thành công, ông thấy mình còn non kém và có ý muốn sang Ý để học tập nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó nên đành phải gác lại ý định đó.

Năm 23 tuổi Haydn tham gia trong dàn nhạc của một ông hoàng yêu thích âm nhạc. Để có các tiết mục biễu diễn, Haydn đã sáng tác trên 20 bản tứ tấu cho đàn dây và đây là những nhạc phẩm thính phòng đầu tiên của ông.

Năm 27 tuổi, ông hoàng lại giới thiệu nhạc sĩ cho một ông hoàng khác tên là Morxin, Haydn bắt đầu phụ trách một dàn nhạc gồm 10 người. Nhạc sĩ đã viết những bản nhạc vui vẻ cho dàn nhạc này và bắt đầu viết tác phẩm giao hưởng đầu tiên. Năm 29 tuổi Hopaydn đến với bá tước Hunggari tên là Etxtêgađi, phụ trách dàn nhạc có 14 người và một đội hợp xướng, thời gian này ông đã sáng tác ba bản giao hưởng giải trí có tiêu đề “Buổi sáng”, “Buổi trưa”, “Buổi chiều”(1761).

Sau khi Etxtêgađi qua đời, người kế vị ông ta đã tiếp tục mở mang nông trại và phát triển dàn nhạc lên 25 người. Cuộc đời của một nhạc sĩ hầu cận cho gia đình quý tộc kéo dài khoảng 30 năm trời đã làm cho Haydn hết sức đau khổ vì làm việc quá vât vả, có nhiều lúc ông tự hỏi mình: “Ta là nhạc sĩ hay là một kẻ đầy tớ!”. Những phút suy tư ấy ông đã gửi gắm trong các tác phẩm giao hưởng “Vĩnh biệt”, “Tang lễ” và trong một vài bản tứ tấu.

Năm 59 tuổi, Haydn bước vào một thời kỳ mới, có nhiều biến đổi lớn lao trong cuộc đời nhạc sĩ, đó là lúc ông đoạn tuyệt với cảnh sống làm thuê để vững bước trên con đường của một nhà soạn nhạc. Năm 1791, nhận lời mời của Salomon - một nghệ sĩ Violon - lần đầu tiên Haydn sang London. Ở đây ông chỉ huy giao hưởng, sáng tác nhạc kịch và hàng loạt tứ tấu, Sonate, hợp xướng, ca khúc và nhât là 6 giao hưởng với một nghị lực mới mẻ, sáng sủa, tình cảm sâu sắc, có nhiều hình tượng sôi động. London lúc này là một thành phố công nghiệp đang phát triển, tư tưởng tự do dân chủ đang nẩy nở bởi ảnh hưởng từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, vì thế 6 bản giao hưởng của Haydn đã được nhiệt liệt hoan nghênh. Năm 1792 Haydn rời London về Vienna, trên đường đi ông ghé lại Bonn(Đức) và may thay Beethoven đã gặp được ông, từ đấy Beethoven quyết định đến Vienna để học với ông. Vào năm 1794, theo lời mời của nhiều người hâm mộ, Haydn lại sang Anh lần thứ hai. Trong chuyến đi này Haydn được đón tiếp rất nồng nhiệt, trường đại học Oxford đã tặng ông học vị tiến sĩ âm nhạc. Trong lần sang Anh này, ông đã viết thêm 6 tác phẩm giao hưởng nữa và các tác phẩm Oratorio “Đấng sáng tạo của muôn loài”, “Bốn mùa”. Mặc dù được vua Anh khẩn khoản mời ở lại nhưng vì nổi nhớ quê hương nên Haydn đã quyết định về Vienna.

Về Vienna, dù tuổi già sức yếu, ông đã cho dựng những tác phẩm thanh xướng kịch và viết thêm một số bản tứ tấu, Sonate, lễ ca, ca khúc... một thời gian sau thì ông không viết thêm gì nữa.

Ngày 31 tháng 5 năm 1809 khi quân đội Napoleon chiếm Vienna lần thứ hai, nhà vua chạy trốn, nhân dân di tản. Trong một căn nhà nhỏ của ngoại ô thành Vienna, Haydn từ trần. Một vài người lính Pháp biết tiếng ông, theo sau linh cữu, đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Đó là đám tang của một người nhạc sĩ vĩ đại đã công hiến trọn đời mình cho sự nghiệp âm nhạc cao cả của nhân loại.

Sáng tác phẩm của Haydn: Gồm 104 giao hưởng. Tiểu biểu giao hưởng No45 “Vĩnh biệt” fis-moll (1772), 12 giao hưởng “London” (1791-1795), trong đó tiêu biểu: giao hưởng No 100 “Quân đội” (1794) G-dur, giao hưởng 101 “Đồng hồ” (1794) D-dur, giao hưởng 103 “Rung trống” Es-dur (1794).

Concerto: 20 cho Piano và dàn nhạc, 9 cho Violon và dàn nhạc, 6 cho Violoncelle và dàn nhạc, 16 cho các nhạc cụ khác.

Hòa tấu thính phòng: 77 tứ tấu dây, 35 tam tấu(Piano, Violon, Cello), 30 tam tấu dây, 12 Sonate cho Violon - Piano 

Đàn phím: 33 Sonate cho Piano

Nhạc kịch: 24 nhạc kịch (ít được biễu diễn)

Thanh xướng kịch: “Đấng sáng tạo muôn loài”(1798), “Bốn mùa”(1800).

Haydn là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho thể loại giao hưởng (Symphonie), ông được mệnh danh là “cha đẻ của giao hưởng”, tuy nhiên trước Haydn thì giao hưởng cũng đã có nhưng còn ở hình thức sơ khai, kết cấu không chặt chẽ, âm nhạc phức điệu, hình tượng âm nhạc chưa rõ rệt. Trong những bản giao hưởng của Haydn (nhất là 12 giao hưởng London), ông đã sử dụng liên khúc Sonate một cách sáng tạo. Các tác phẩm giao hưởng của ông thường có bốn chương, các chủ đề chính và phụ được Haydn nhấn mạnh, các chương tương phản nhau về tốc độ, tính chất, hình tượng cũng như nội dung âm nhạc. Chương I thường ở tốc độ nhanh, hoạt động tích cực, hiệu quả. Chương II mang tính chất trầm tư, mặc tưởng, ở tốc độ chậm. Chương III là chương Menụetto mang tính chất nhảy múa, sinh hoạt dân gian và chương cuối (chương IV - finale), nhanh, sôi nổi và vui vẻ. Dàn nhạc giao hưởng lúc này được Haydn sử dụng gồm có: Dàn dây, sáo. 2 Oboe, 2 Fagotte, 2 Cor, 2 Trompette, trống định âm. Giao hưởng của Haydn phong phú và đa dạng, mang tính quả cảm và sự hùng mạnh, duyên dáng và thùy mị, vui tế nhị và cũng có lúc mang tính hài hước, dí dỏm.

Dân ca, dân vũ là linh hồn trong những bản giao hưởng của Haydn, nhiều tác phẩm có âm điệu của những ngày hội nông thôn quê hương ông, sau đây là một ví dụ mà Haydn đã sử dụng điệu dân ca Khorvat trong chương kết của giao hưởng No 104.

Nhạc sĩ không thích sử dụng tiêu đề nhưng trong một số tác phẩm ta thấy có tiêu đề như “Buổi sáng” (số 6), “Buổi trưa”(số 7), “Buổi chiều”(số 8), “Săn bắn”, “Đồng hồ” (Số 101), “Vĩnh biệt” (số 45)... đó không phải là tiêu đề của tác giả mà do các nhạc sĩ đương thời tự đặt để nhấn mạnh một ấn tượng nào đó cho bản nhạc.

Với bản giao hưởng No 45 “Vĩnh biệt” thì đây là một tác phẩm hết sức độc đáo trong cách biễu diễn. Trên sân khấu biễu diễn là dàn nhạc, trước mỗi giá nhạc của các nhạc công đều được thắp lên các ngọn nến. Khi dàn nhạc tấu lên thì cũng là lúc các nhạc công lần lượt tắt nến và rời khỏi vị trí của mình. Cuối cùng trên sân khấu chỉ còn lại một nhạc công Violon và người chỉ huy đang diễn nốt những nhịp cuối của tác phẩm và nến cũng đã được tắt hết. Sân khấu chỉ còn là một bóng đêm...

Sự nghiệp sáng tạo của Haydn thật vĩ đại, với hàng trăm bản nhạc muôn hình muôn vẻ mang hơi thở của thời đại, của quê hương và nhân dân, ông xứng đáng được lịch sử ghi lại như một nhà sáng lập giao hưởng và là một nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái âm nhạc cổ điển Vienna. 

 

Bài viết liên quan

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt (1927 – 2008)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt (1927 – 2008)

Cố nhạc sĩ Anh Việt ( tên thật làTrần Văn Trọng) sinh năm  1927 tại Rạch...
Đôi chút về nghệ sĩ Piano Richard Clayderman bạn quan tâm
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

Đôi chút về nghệ sĩ Piano Richard Clayderman bạn quan tâm

Nghệ sĩ Piano Richard Clayderman sinh ngày 28 tháng 12 năm 1953 tại...
PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh Vyaka (nay...
FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FRANZ LISZT (1811-1886)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước...
FREDERIC CHOPIN (1810-1849)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
ROBERT SCHUMANN (1810-1856)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức,...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...