Lịch Sử Nghệ thuật

NHẠC KỊCH THẾ KỶ XVIII

NHẠC KỊCH THẾ KỶ XVIII

Sang thế kỷ XVIII nhạc kịch phát triển theo những chiều hướng mới. So với các thể loại âm nhạc khác, nó phản ánh sắc bén và kịp thời những biến động của xã hội.

Nước Ý, quê hương của nhạc kịch nghiêm túc (Opera Seria), nơi vang dội tên tuổi những nhà soạn nhạc kịch nổi tiếng như Monteverdi, Scarlatti... cũng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhạc kịch nghiêm túc và hài nhạc kịch (Opera Buffa).

Nhạc kịch nghiêm túc với cách hát bỏng bẩy (Bell canto), những Aria tuyệt vời, những khúc song ca, tam ca và hợp xướng hài hòa, biểu hiện những nội dung thần thoại và lịch sử, nó dành cho mình một chỗ đứng cao trong nền nghệ thuật âm nhạc thế kỷ XVII. Nhưng giai cấp thống trị gồm bọn vua quan và tầng lớp quý tộc trong triều đình Ý đã ra sức biến thể loại này thành một công cụ chuyên phục vụ cho chúng. Từ đó, vào cuối thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XVIII, nhạc kịch nghiêm túc đã suy thoái và nguy hiểm hơn, nó đã trở thành vật chướng ngại cho sự phát triển của nhạc kịch sau này. Chịu ảnh hưởng của giai cấp thống trị, nhạc kịch nghiêm túc lâm vào tình trạng bế tắc về nội dung, khuynh hướng kỹ thuật đơn thuần đã khiến cho một vài nhà soạn kịch bóp méo, sửa đổi cả nội dung truyện thần thoại và lịch sử.

Cuộc đấu tranh giữa hài nhạc kịch và nhạc kịch nghiêm túc diễn ra nhiều năm. Hài nhạc kịch đốì lập với nhạc kịch nghiêm chỉnh ở yếu tố dân chủ và dân tộc. Hài nhạc kịch hướng vào các đề tài đương thời, lấy tính dân tộc và tính nhân dân làm cơ sở của âm nhạc. Hài nhạc kịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng của cuộc vận động cách mạng lớn lao ở châu Âu và phản ánh tư tưởng của quần chúng trong giai đoạn ấy là họ không thể thừa nhận những cái cũ đã lỗi thời. Nhiều tác phẩm hiện thực được xuất hiện. Tiêu biểu đó là các vở của Pergoledi (1710-1786) với vở “Con sen trở thành bà chủ” và “Olympiade”, “Người con gái dịu hiền” của Pitchini(1728-1800), “Cô thợ xay” và “Người thợ cạo thành Xêvin” của Pauđienlô(1741-1816). Sau cùng hài nhạc kịch được kết thúc bằng vở “Cuộc hôn nhân bí mật” của Trimaroda(1749-1801). Với “Con sen thành bà chủ” và “Cuộc hôn nhân bí mật”... hài nhạc kịch đã hoàn thành một chặng đường lịch sử gần 60 năm. Nói chung hài nhạc kịch Ý đã toát lên những đặc điểm sau:

Giai điệu đơn giần, tươi sáng, gần gũi dân ca. Tình tiết nhanh gọn, liên tục, không công thức. Nhân vật là những người bình thường. Chính vì vậy hài nhạc kịch Ý đã được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt là nhóm “Bách khoa” ở Pháp(nhóm “Bách khoa” gồm một số nhà văn, nhà triết học, ký giả ở Pháp thế kỷ XVIII, có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh cho chính nghĩa và công bằng). Hài nhạc kịch Ýcòn tiêp tục được lan ra các nước khác như: Pháp, Anh,Đức...

Từ cuộc khủng hoảng nhạc kịch, đã xuất hiện hài nhạc kịch Ý, Pháp với những khía cạnh phong phú, riêng biệt, đã tạm thời giải quyết được cuộc khủng hoảng của nhạc kịch nghiêm túc, nhưng nhu cầu của xã hội ở châu Âu đòi hỏi phải có một sự cải cách nhạc kịch có hệ thống.Và Gluck chính là nhân vật đã đáp ứng được những đòi hỏi câp thiết đó và là người họ đang mong chờ.

Bài viết liên quan

NHỮNG NỀN ÂM NHẠC TIÊU BIỂU CỦA THỜI CỔ ĐẠI PHẦN 2
Lịch Sử Nghệ thuật

NHỮNG NỀN ÂM NHẠC TIÊU BIỂU CỦA THỜI CỔ ĐẠI PHẦN 2

4. ÂM NHẠC HY LẠP - LA MÃ Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán...
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN THẾ KỶ XIX
Lịch Sử Nghệ thuật

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN THẾ KỶ XIX

Sau cách mạng tư sán Pháp 1789, lịch sử các dân tộc ở châu...
CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN VIENNA
Lịch Sử Nghệ thuật

CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN VIENNA

Vào thế kỷ XVIII nước Áo là một nước quân chủ phong kiến chuyên...
ÂM NHẠC TRONG THẾ KỶ XVII VÀ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN NHẠC KỊCH VÀ KHÍ NHẠC Ý
Lịch Sử Nghệ thuật

ÂM NHẠC TRONG THẾ KỶ XVII VÀ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVIII SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN NHẠC KỊCH VÀ KHÍ NHẠC Ý

Lịch sử thế giới của thế kỷ XVII diễn ra với những cuộc đấu tranh giai cấp...
ÂM NHẠC THỜI PHỤC HƯNG (Thế kỷ XIV - XV - XVI)
Lịch Sử Nghệ thuật

ÂM NHẠC THỜI PHỤC HƯNG (Thế kỷ XIV - XV - XVI)

Mối quan hệ giữa nhạc sĩ và quần chúng đòi hỏi sự cấp thiết...
ÂM NHẠC THỜI TRUNG CỔ ( Thế kỷ V - XIII )
Lịch Sử Nghệ thuật

ÂM NHẠC THỜI TRUNG CỔ ( Thế kỷ V - XIII )

Lịch sử của thời trung cổ đó là lịch sử của chế độ phong kiến,...
NHỮNG NỀN ÂM NHẠC TIÊU BIỂU CỦA THỜI CỔ ĐẠI
Lịch Sử Nghệ thuật

NHỮNG NỀN ÂM NHẠC TIÊU BIỂU CỦA THỜI CỔ ĐẠI

Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, vào cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên...
ÂM NHẠC THỜI NGUYÊN THỦY - CỔ ĐẠI
Lịch Sử Nghệ thuật

ÂM NHẠC THỜI NGUYÊN THỦY - CỔ ĐẠI

Việc tìm ra nguồn gốc âm nhạc so với các bộ môn nghệ thuật...