Nhà soạn nhạc

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)



Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh Vyaka (nay là Kirov) thuộc nước Nga. Cha ông là một kỹ sư tài năng, một người tốt và có lòng vị tha, sống cởi mở, vốn xuất thân từ dòng dõi quí tộc. Cha của Tchaikovsky có hiểu biết về âm nhạc, từng hát trong dàn hợp xướng và chơi được đàn Piano. Mẹ là một người Pháp, cũng chơi được đàn Piano, có văn hóa cao, trầm tính và là người thầy đầu tiên của Tchaikovsky.

Từ nhỏ Tchaikovsky được tiếp thu ở cha sự nhạy cảm, cởi mở và tài năng về thơ ca, còn ở mẹ là những phẩm chất về nghị lực và một khả năng lao động phi thường. Từ nhỏ Tchaikovsky đã thể hiện tài năng âm nhạc của mình qua những biểu hiện: có tai nghe rất tốt, trí tưởng tượng âm nhhạc hết sức lạ thường, và Mozart là thần tượng của Tchaikovsky. Không những có tài năng về âm nhạc mà Tchaikovsky còn có khả năng về thơ ca và văn học.

Năm 8 tuổi gia đình của Tchaikovsky dời về Moscow, sau đó tiếp tục dời về Saint Petersburg. 10 tuổi được cha gửi vào học ở trường luật tại St.Petersburg, nhưng không chú ý đến học luật mà lại ham tập đàn Piano và đi nghe nhạc.

Năm 1859, năm 19 tuổi, Tchaikovsky tốt nghiệp trường luật và về công tác tại Bộ tư pháp trong thời gian 4 năm, nhưng vẫn say mê và học tập âm nhạc tại Hội âm nhạc Nga. Năm 1862, sau ba năm thì ông rời bỏ công việc của một luật sư để vào học tại Nhạc viện St.Petersburg (Nhạc viện đầu tiên của Nga), lúc ông 22 tuổi. Mặc dù ông chỉ học trong thời gian 2 năm nhưng kiến thức âm nhạc của ông nắm được rất chắc, ông tốt nghiệp đứng hạng nhì, với tác phẩm tốt nghiệp là bản Đại hợp xướng và dàn nhạc “Ca ngợi niềm vui”.Trong thời gian học ở Nhạc viện người có nhiều ảnh hưởng đối với ông là giáo sư Anton Rubinstein (1829-1894 nhà dương cầm thiên tài, nhạc sĩ nổi tiếng, người sáng lập nhạc viện Petersbug) - giám đốc Nhạc viện và cũng là người thầy của Tchaikovsky.

Năm 1866 Tchaikovsky là giảng viên chính thức các môn hòa âm, phôi khí và sáng tác tại Nhạc viện Moscow - một Nhạc viện mới được thành lập, giám đốc của Nhạc viện này là Nikolai Rubinstein(1835-1889, nhà dương cầm, nhà chỉ huy nổi tiếng, người sáng lập Nhạc viện Moscow) - là anh của Anton Rubinstein. Nhưng ở đây Tchaikovsky đã có nhiều mâu thuẫn với Nikolai trong những vấn đề về chuyên môn.

Năm 1868 Tchaikovsky yêu một nữ nghệ Pháp nhưng không thành vì bị gia đình và bạn bè cản trở.

Năm 1877 Tchaikovsky kết hôn với Antonia Milyukova - một sinh viên của Nhạc viện, cuộc hôn nhân đã làm cho Tchaikovsky đau khổ vì cô ta mắc bệnh tâm thần. Trước đó, cô ta dọa nếu Tchaikovsky không cưới cô ta thì cô ta sẽ tự tử, để cứu cô ta, Tchaikovsky tỏ ta hào hiệp nhận lời, nhưng khi cưới cô ta rồi thì chính Tchaikovsky mới là người muốn tự tử, bởi tính tình thất thường của cô ta đã gây quá nhiều phiền toái cho Tchaikovsky, một thời gian sau thì họ chia tay. Lúc này Tchaikovsky không còn dạy ở Nhạc viện nữa nên cuộc sống của ông hết sức khó khăn.

 

Năm 1877, thông qua một người bạn là nghệ sĩ Violon Koteck, Tchaikovsky nhận được sự giúp đỡ từ bà Von Meck - một quả phụ giàu có và là một người rất thích nhạc của Tchaikovsky. Bà đã tự nguyện giúp đỡ về mặt kinh tế cho Tchaikovsky bằng cách hằng tháng gửi một số tiền cho ông sinh sống để an tâm sáng tác, với điều kiện bà ta không cho Tchaikovsky gặp mặt mình, giữa họ chỉ có trao đổi với nhau bằng thư từ, mối quan hệ đó được kéo dài trong một thời gian là 14 năm.

Năm 1885 Tchaikovsky phải ra một vùng ngoại ô gần thành phố Klin để sáng tác.

Năm 1887 ở Petersbug, Tchaikovsky đã chỉ huy một số vở Opera của ông rất thành công.

Năm 1891 ông tham dự đại nhạc hội ở Mỹ và cũng đã chỉ huy một số tác phẩm của mình.

Năm 1893 ông đi thăm và biễu diễn ở Anh hết sức thành công, ông được trường đại học tổng hợp Cambridge trao tặng danh hiệu tiến sĩ nghệ thuật.

Ngày 25 tháng 10 năm 1893 Tchaikovsky từ giã cõi đời. Ông được chôn ở nghĩa trang danh dự Alexander Nesii - một nghĩa trang dành cho những người nổi tiếng, có hàng nghìn người đưa tiễn ông. Sinh mệnh của ông kết thúc đột ngột, nhưng âm nhạc của ông thì cho tới hôm nay vẫn được truyền khắp thế giới với một sức sống mạnh mẽ nhất.

Sau khi ông chết Nhạc viện Moscow được mang tên là Nhạc viện Tchaikovsky - một trong những Nhạc viện lớn nhất thế giới. Một cuộc thi âm nhạc có uy tín cũng được mang tên ông đó là cuộc thi âm nhạc Tchaikovsky được tổ chức từ năm 1958.

Âm nhạc của Tchaikovsky mang tính dân tộc sâu sắc. Các tác phẩm của ông là hình ảnh của thiên nhiên, con người và đất nước Nga. Âm nhạc của ông mang tâm lý hiện thực tinh tế, tính nhân đạo sâu sắc, luôn luôn có sự đấu tranh chống lại những thế lực đen tối trong cuộc sống. Âm nhạc của Tchaikovsky luôn tạo một ấn tượng mạnh mẽ đốì với người nghe, bởi nó mang một tính chất dân chủ, một lý tưởng trong sáng để đạt đến một sự chính thống hoàn mỹ.

Đúng như lời của một nhà chỉ huy người Áo Felix Weingarner đã nói: “Ai muốn hiểu về đất nước và con người Nga thì chỉ cần nghe hai tác phẩm, đó là giao hưởng số 2 của Borodin và số 6 của Tchaikovsky”.

Trong 23 năm sáng tạo nghệ thuật, Tchaikopvsky đã để lại 11 Opera, 7 giao hưởng, 1 Concerto cho Violon và dàn nhạc, 3 Concerto cho Piano và dàn nhạc, 6 Ouverture, Variation theo chủ đề “Rococo” cho Cello và dàn nhạc giao hưởng - một tác phẩm khó về kỹ thuật và hết sức xuất sắc của Tchaikovsky viết cho Cello, 3 vở Ballet, một số tổ khúc giao hưỡng và các tác phẩm thanh nhạc, thính phòng... Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm tiêu biểu: Opera “Evgene Onegin”, “Con đầm Pich” (viết theo vở kịch cùng tên của nhà thơ Puskin), giao hưởng No6 “Pathétique” (Bi thương), Ballet “Hồ Thiên Nga” (1876), “Người đẹp ngủ trong rừng”(1889), “Kẹp hạt dẻ”(1892)...

Bản giao hưởng No6 “Pathétique” được Tchaikovsky viết vào năm 1893 giọng h-moll. Đây là bản trường ca cao thượng, bi thảm nói về nỗi đau khổ và cuộc sống của con người. Axaphiev đã gọi bản giao hưởng này là: “Văn kiện bi thảm của thời đại”. Đây là tác phẩm đỉnh cao trong sáng tác giao hưởng củạ Tchaikovsky. Tác phẩm gồm có 4 chương, trong đó chương IV lại là một chương chậm, biểu hiện chương kết thúc tân thảm kịch của con người đầy cảm động. Thực tế phủ phàng đã phá tan khát vọng tiến đến hạnh phúc của con người. Con người đấu tranh nhưng bị các thế lực áp bức và tàn bạo áp đảo. Bị mất sức trong cuộc đấu tranh, con người chết dần chết mòn!

Giao hưởng No6 - tác phẩm hoàn hảo nhát của Tchaikovsky, ở đó chúng ta thấy được chủ nghĩa nhân đạo nồng nàn, tính chất cô đọng sáng suốt trong cách diễn đạt, cách diễn giải tác phẩm táo bạo, khác thường, tính chất tập trung cao độ ý nghĩa và tình cảm - mọi điều đó sau này mới có, tất cả điều đó là dấu hiệu của những nét ưu tư của nền âm nhạc giao hưởng thế kỷ XX Vở Ballet “Hồ Thiên Nga” dựa theo câu chuyện thần thoại của Đức. Tư tưởng chính của vở Ballet là thử thách lòng chung thủy của tình yêu.

Hoàng tử trẻ tuổi Di Fried đi săn trong rừng bị lạc. Trên một bờ hồ hoang vắng chàng bắt gặp một đàn thiên nga mà khi hoàng hôn buông xuống đã biến thành các cô gái xinh đẹp. Đấy là công chúa Odetta và các bạn gái của nàng đã bị tên phù thủy độc ác. Robarta mê hoặc. Ngay trong giầy phút đầu Di Fried đã yêu Odetta và thề sẽ chung thủy với nàng, còn Odetta thì cho hoàng tử biết để cứu được nàng thoát khỏi bùa mê của tên phù thủy và trở lại được hình dáng của con người thì nàng phải có được một tình yêu chung thủy. Di Fried nhận lời với Odetta. (Trong câu chuyện này thì tên phù thủy đã hóa thành một con cú và nghe được tất cả).

Trở về hoàng cung, mẹ của hoàng tử đang tổ chức một cuộc tuyển chọn các cô gái đẹp làm vợ cho con mình. Di Fried tỏ ra thờ ơ tất cả bởi chàng đã có người yêu là Odetta. Nhưng ở ngoài cửa xuất hiện một cô gái xinh đẹp là Odinlia - con gái của tên phù thủy Robarta, tên phù thủy đã biến con gái của mình thành nàng Odetta. Hoàng tử bị lừa, cứ tưởng đó là nàng Odetta, chàng lại thề chung thủy với mãi mãi với Odinlia và đưa trình diện trước mẹ. Ngay trong lúc đó ở ngoài cửa vang lên tiếng kêu thảm thiết của thiên nga Odetta. Tên phù thủy và con gái của nó lúc này đã hiện nguyên hình là một con cú với tiếng kêu man rợ, độc ác, chúng bay ra khỏi thành.

Di Fried kinh hoàng, chàng biết mình đã phạm sai lầm với lời thề chung thủy. Trên bờ hồ cuộn sóng chàng gặp lại Odetta buồn bã, bởi một chút nữa thôi khi bình minh lên, nàng và các bạn của mình sẽ vĩnh viễn biến thành đàn thiên nga. Chàng hoàng ứ thất vọng xé nát bộ cánh thiên nga của Odetta. Sấm sét vang lên, bờ hồ cuộn sóng. Di Fried và Odetta chìm ngập trong dòng nước cuồn cuộn. Bằng sức mạnh của tình yêu họ đã phá được bùa mê của tên phù thủy. Odetta và các bạn của mình trở lại thành cô gái. Vở Ballet được kết thúc trong ngày hội huy hoàng.

Vở Ballet “Hồ Thiên Nga” được trình diễn đầu tiên ở nhà hát Bolsoi ngày 20 tháng 2 năm 1877. Với “Hồ Thiên Nga” một thời kỳ mới trong sự phát triển Ballet nước Nga đã bắt đầu. Trước đó Ballet chỉ được coi như là một cánh vui mà ở thưởng thức tài nghệ của những người múa. Âm nhạc chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đôi khi vở Ballet được ghép bằng những đoạn nhạc múa của nhiều tác giả. Chưa ai nghĩ đến việc Ballet có thể hoàn chỉnh, chặt chẽ như một vở nhạc kịch hay vở kịch.

Trong vở Ballet, Tchaikovsky đã chủ trương giao hưởng hóa Ballet và đã nêu lên được từng nét nhạc mang đặc điểm riêng cho từng nhân vật. Trong đó chủ đề của công chúa Odetta mang tính trữ tình đã được phát triển theo hướng giao hưởng hóa: 

Tchaikovsky là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ XIX, là một nhà soạn nhạc lớn theo chủ nghĩa dân tộc được nền văn hóa Nga hun đúc nên. Ông từng tuyên bố một cách tự hào rằng: “Tôi là một người Nga từ đầu đến chân”. Tchaikovsky còn là một mẫu mực của sự lao động bền bỉ, ông cũng đã từng nói: “Nguồn cảm hứng không tự đến thăm người lười biếng”. Sáng tác của ông giới thiệu một thời đại lịch sử của nền văn hóa Nga và thế giới. Âm nhạc của Tchaikovsky có một quyền lực kỳ lạ đối với nhân dân Nga. Sức mạnh to lớn của nó được ẩn chứa trong một nội dung sâu sắc và súc tích trong tính biểu hiện. Giai điệu của Tchaikovsky đẹp, tha thiết, trữ tình mang tính chất dân chủ và dễ hiểu. Những giai đệu đó sẽ còn mãi mãi vang lên qua mọi thế hệ, mọi thời đại, và nó đã trở nên bất tử. 

 

Bài viết liên quan

FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhà soạn nhạc

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FRANZ LISZT (1811-1886)
Nhà soạn nhạc

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước...
FREDERIC CHOPIN (1810-1849)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhà soạn nhạc

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhà soạn nhạc

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
ROBERT SCHUMANN (1810-1856)
Nhà soạn nhạc

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhà soạn nhạc

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhà soạn nhạc

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhà soạn nhạc

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
JOSEPH HAYDN (1732-1809)
Nhà soạn nhạc

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc...
CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
Nhà soạn nhạc

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức,...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhà soạn nhạc

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...
Johann Sebastian Bach
Nhà soạn nhạc

Johann Sebastian Bach

Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach (Đức). Mồ côi cha từ nhỏ,...
Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart
Nhà soạn nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg - Đức. Cha của ông, Leopold...